Xuất Sử Dụng Lean

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT TINH gọn và VIỆC ỨNG DỤNG vào các CÔNG TY tại VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LEAN TẠI VIỆT NAM

3.2Xuất Sử Dụng Lean

3.2.1 Tại Doanh Nghiệp May Mặc :

Trước đây mỗi một sản phẩm may mặc sẽ có một người chuyên phụ trách

việc cắt vải, bây giờ áp dụng Lean chỉ còn một người phụ trách việc này cho các nhóm sản phẩm. Đây là điều cực kỳ khó khăn vì tức thời khơng dễ tìm, hay đào

tạo/ một người có kỹ năng “chuyên sâu” như thế. Bên cạnh đó Lean yêu cầu chỉ

sản xuất vừa đủ, hạn chế hàng tồn kho. Nhưng điều này lại làm lộ ra nhiễu tổn thất tiềm ẩn và tăng áp lực cho nhà quản lý như máy hư không sửa kịp, công nhân

bệnh đột xuất . . . dẫn đến không làm kịp đơn hàng.

Việc đầu tiên thực hiện là việc chuyền mẫu, tức bố trí cơng nhân ngồi đúng sơ đồ máy theo luồng di chuyển hợp lý của sản phẩm. Trước đây, mỗi cơng nhân tự chọn cho mình một chỗ ngồi tùy thích, dẫn đến gián đoạn chuyền sản xuất vì có khi hai cơng đoạn liền nhau nhưng hai máy lại đặt cách xa nhau.

Bài học kế tiếp là cách trả lương. Lâu nay doanh nghiệp trả lương căn cứ theo số lượng, mà không căn cứ vào độ khó của việc tạo ra sản phẩm ở từng cơng

đoạn nên ln có sự cách biệt lớn về thu nhập trong cùng một chuyền sản xuất.

Nay lương được trả theo sản lượng của cả một chuyền sản xuất, nên thu nhập của người lao động được tính tốn hợp lý hơn. Người có tay nghề cao hay thâm niên

thì doanh nghiệp cho nhân thêm hệ số để giữ chân, đồng thời khuyến khích họ

giúp đỡ những người yếu nghề hơn trong chuyền sản xuất của mình.

Những kết quả tiếp theo khi doanh nghiệp may mặc áp dụng Lean sẽ giúp giảm thời gian thực hiện đơn hàng; giải quyết được tắc nghẽn trong dây chuyền

sản xuất (vì bây giờ người giỏi nghề sẽ hỗ trợ người yếu, người làm công đoạn đơn giản sẽ được phân thêm việc cho bằng với thời gian người làm công đoạn

phức tạp). Quan trọng hơn hết là giờ đây ở doanh nghiệp, tính đồn kết của các bộ phận sẽ tăng lên, từ đó chuyền sản xuất hoạt động liên tục, công việc giữa các

thành viên được cân bằng và thời gian hư hỏng máy móc cũng được rút ngắn lại. 3.2.2 Tại Doanh Nghiệp Thực Phẩm

Vấn đề của Doanh Nghiệp Thực Phẩm chính là số lượng hàng tồn kho và

điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngồi việc

có nhiều loại sản phẩm và tranh thủ cơ hội trên thị trường, khối sản xuất ln mong muốn có chu kỳ sản xuất thật dài nhằm giảm thiểu tỷ lệ ngừng máy và hao phí cho mỗi đợt chạy.

Do đó, hướng áp dụng Lean vào trong nhà máy thực phẩm là giảm chu kỳ sản xuất trung bình xuống cho tất cả sản phẩm. Để có thể đạt được, chúng ta cần

phải thay đổi việc sản xuất các sản phẩm nhiều lần. Mỗi phút ngừng máy cho cho một lần chuyển đổi, mỗi sản phẩm lỗi được sản xuất ra khi khởi động lại máy và

cả việc duy trì tốc độ máy thấp trước khi tăng dần đến tốc độ mong muốn, … đều trở nên rất quan trọng. Điều này dẫn đến một yêu cầu bức bách cho khối sản xuất là làm sao phải thực hiện chuyển đổi thật nhanh và hiệu quả: thời gian ngừng máy ngắn, sản phẩm lỗi trong quá trình khởi động thấp và quy trình tăng tốc sau khởi

động thật nhanh.

Bên cạnh đó, cần phải trang bị cho khối sản xuất đã được thật nhiều kiến

thức và kỹ năng cho việc chuyển đổi sản phẩm nhanh. Với các kỹ năng được trang bị cùng với hệ thống phát huy sáng kiến cải tiến, rất nhiều thao tác chuyển đổi sản phẩm đã được rút ngắn đi nhiều lần. Ngồi ra, cịn lưu ý đến các dây chuyền đưa

nguyên liệu vào nhà máy. Điều này sẽ giúp tăng nhanh thời gian sản xuất và giảm thiểu thời gian chờ.

Một yếu tố rất quan trọng khác chính là việc thu thập thơng tin về nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Thông tin này sẽ giúp các nhà sản xuất hoạch định sản lượng sản phẩm sản xuất ra trên thị trường nhờ đó tránh được tình trạng lưu

trữ tồn kho.

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT TINH gọn và VIỆC ỨNG DỤNG vào các CÔNG TY tại VIỆT NAM (Trang 54 - 55)