Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn fdi vào tỉnh nam định (Trang 44)

1.1 .Khái niệm và đặc điểm FDI

2.3 Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Nam Định

2.3.1. Thực trạng thu hút FDI

Với những quyết sách đồng bộ, hiệu quả, những năm gần đây, Nam Định đã đạt nhiều kết quả khả quan trong thu hút đầu tư. Năm 2021 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 75 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 74.000 tỷ đồng và 62 triệu USD. Kết quả thu hút đầu tư

37

năm 2021 của Nam Định đạt trên 90% so với mục tiêu về tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Số vốn đầu tư trong nước gấp trên 4,5 lần so với cả giai đoạn 2016-2020, lớn nhất từ trước đến nay.

Kết quả thu hút đầu tư đã đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,9% đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện việc lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến và thu hút đầu tư.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư. Đồng thời thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của chính phủ cùng những điều kiện hỗ trợ tốt nhất của tỉnh.”

Hình 2.1: Số dự án và vốn đầu tư đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020

Theo như số liệu thống kê của tổng cục thống kê tính Đến tháng 9.2018, Nam

Định có 98 dự án FDI cịn hiệu lực, phần lớn đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi, chỉ có một số dự án đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng

38

hợp tác kinh doanh. Các dự án FDI có mặt ở tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh. Tổng vốn FDI đạt 89,6% mục tiêu cả giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, thu hút đầu tư trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, mới chỉ đạt 15,8% mục tiêu đề ra. Thu hút đầu tư gặp khó khăn một phần do các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, mơi trường cịn chồng chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đáp ứng kịp thời tiến độ thu hút đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của một số chủ đầu tư có hạn, ảnh hưởng đến q trình hồn thiện hạ tầng. Số thủ tục hành chính thực hiện theo hình thức liên thơng giữa các ngành, các cấp chưa đạt yêu cầu; Cổng thông tin điện tử tỉnh chưa phát huy vai trò cầu nối giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến làn sóng đầu tư trong và ngoài nước. Hệ thống pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch, bảo vệ môi trường,... và các văn bản hướng dẫn không đồng bộ, thường xuyên thay đổi gây khó khăn trong q trình thực hiện.

Một số dự án đang được triển khai như: dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định I tại huyện Hải Hậu (2.072 triệu USD); dự án Công ty TNHH Top Textiles (xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu cao cấp cho hệ thống công ty may của Tập đồn Toray với quy mơ 203 triệu USD); Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (4.628 tỷ đồng);…. Kết quả thu hút đầu tư đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tổng sản phẩm GRDP trong tỉnh tăng bình quân 7,9%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 2010-2015 (6,2%/năm), quy mô nền kinh tế được mở rộng; đồng thời, tạo tiền đề cho tỉnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong giai đoạn tới.”

2.3.2. Cơ chế chính sách mà tỉnh Nam Định đã áp dụng trong giai đoạn 2016-2020 để thu hút FDI

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/6/2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến, thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020.

39

UBND tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết 05 thành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 01/7/2016 làm cơ sở để các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến, thu hút đầu tư.

Tỉnh đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch liên quan trực tiếp đến công tác xúc tiến, thu hút đầu tư như quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; quy hoạch vùng của các huyện. Tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang triển khai xây dựng quy hoạch; hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050; triển khai thực hiện quy hoạch Khu chức năng phía Nam đơ thị Rạng Đơng;... tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngồi nước tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Huy động tối đa các nguồn lực từng bước đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng khu, cụm cơng nghiệp. Tỉnh đã hồn thành, đưa vào sử dụng Tuyến đường bộ mới nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21 và cầu Tân Phong vượt sông Đào; Tỉnh lộ 489C đoạn từ nút giao Quốc lộ 21 (Cầu Lạc Quần) đến Cầu Sa Cao; Đường dẫn và cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ;.... Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: Tuyến đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Tỉnh lộ 485B, 487B, 488B, 488C;.... Khởi công xây dựng Tuyến đường bộ ven biển đoạn đi qua địa phận tỉnh Nam Định; kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ. Tập trung hồn thiện hạ tầng Khu cơng nghiệp dệt may Rạng Đông và thành lập mới, mở rộng thêm 10 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực để xây dựng các cơng trình cấp nước, cấp điện, thơng tin liên lạc,...; qua đó đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào tỉnh.

Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trên mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đầu tư. Tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

40

trên địa bàn tỉnh với tinh thần đơn giản hóa, khơng phát sinh thêm thủ tục, 2 gọn đầu mối giải quyết, giảm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư. Thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nam Định để tạo điều kiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng, hướng tới sự hài lịng của người dân và doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính quyền điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc họp trực tuyến và giải quyết TTHC trên cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh ở mức độ 3, 4 cho người dân, doanh nghiệp. Theo kết quả đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Nam Định thuộc 7 tỉnh, thành phố đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu cung cấp trên 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm trên cơ sở bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; đồng thời hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội và các cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tích cực đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, kịp thời giải quyết khó khăn,

vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương đạo đức công vụ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực, trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao trong giải quyết công việc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tăng cường hoạt động thanh tra công vụ để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.”

Chính sách ưu đãi về sử dụng đất và cơ sở hạ tầng :

- Về mặt bằng:

UBND các cấp tiến hành giải phóng mặt bằng và giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư theo quyết định phân cấp của UBND tỉnh. Doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả các chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.

41

Riêng các doanh nghiệp có dự án đầu tư nước ngồi các KCN,CCN đủ điều kiện thì sẽ được hỗ trợ 50% số tiền chi trả giải phóng mặt bằng đối với các dự án sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố, 70% với các dự án sử dụng đất thuộc địa bàn các huyện, 100% với dự án sử dụng đất vùng bãi sông, bãi biển.

Với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN, ngân sách tỉnh hỗ trợ 5.000đ/m2 tiền san lấp mặt bằng khu công nghiệp trong thời gian 5 năm kể từ khi KCN bắt đầu cho thuê lại đất; hỗ trợ 20% số tiền đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải trong thời gian 3 năm từ khi nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động. Tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ cho 2 khoản trên không quá 15 tỷ (mười lăm tỷ đồng) cho một khu công nghiệp.

- Hạ tầng kỹ thuật

Tỉnh đầu tư xây dựng đường giao thơng và các cơng trình hạ tầng kỹ thuật cơ bản tới chân hàng rào dự án;

Trong trường hợp tỉnh chưa có điều kiện xây dựng đường giao thơng và các cơng trình hạ tầng kỹ thuật cơ bản hoặc theo thoả thuận, nhà đầu tư tiến hành việc xây dựng các cơng trình ngồi hàng rào chân dự án, tỉnh và các ngành liên quan có trách nhiệm hồn trả vốn đầu tư xây dựng cho nhà đầu tư;

- Tiền thuê đất, sử dụng đất: Nhà đầu tư được lựa chọn quyền lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng hoặc thuê đất có thời hạn theo quy định của Nhà nước. Sau khi hết thời hạn hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, sử dụng đất, thuê mặt trước của nhà nước, nhà đầu tư sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi sau:

Với dự án đầu tư vào KCN ở nông thôn

+ Nhà đầu tư được hỗ trợ cấp lại 70% tiền thuê đất trong 5 năm hoặc 20% số tiền sử dụng đất (đối với trường hợp Nhà đầu tư được giao đất có thu tiền sử dụng đất) mà Nhà đầu tư đã nộp vào ngân sách theo quy định.

+ Đối với các dự án sử dụng đất bãi sông, bãi biển và sử dụng mặt nước, Nhà đầu tư được hỗ trợ cấp lại 100% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 5

42

năm hoặc 30% số tiền sử dụng đất (nếu Nhà đầu tư được giao đất có thu tiền sử dụng đất) mà Nhà đầu tư đã nộp vào Ngân sách theo quy định.

Với các dự án có vốn đầu tư lớn, cơng nghệ cao:

+ Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Nam Định, Nhà đầu tư

được hỗ trợ 50% số tiền thuê đất trong 5 năm hoặc 20% số tiền sử dụng đất nếu Nhà đầu tư được giao đất có thu tiền sử dụng đất.

+ Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn các huyện, Nhà đầu tư được hỗ trợ

70% tiền thuê đất trong 5 năm hoặc 30% số tiền sử dụng đất nếu Nhà đầu tư được giao đất có thu tiền sử dụng đất.

+ Đối với các dự án sử dụng đất bãi sông, bãi biển, nhà đầu tư được hỗ trợ 100% tiền thuê đất, mặt nƣớc trong 5 năm hoặc 50% số tiền sử dụng đất nếu Nhà đầu tư được giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Với các dự án đầu tư ở cụm công nghiệp: sau khi hết thời hạn miễn, giảm

tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, còn được ngân sách tỉnh hỗ trợ lại 30% số tiền thuê đất thực nộp vào ngân sách nhà nƣớc trong 4 năm tiếp theo.

Ƣu đãi thuế và tài chính:

Các dự án đầu tư vào các KCN ở nông thôn và các dự án vốn đầu tư lớn, công nghệ cao nếu Nhà đầu tư vay vốn đầu tƣ tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trong giai đoạn đầu tư để thực hiện dự án thì đƣợc UBND tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư bằng 50% mức lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay vốn. Với các dự án đầu tư vào KCN ở nông thôn, thời gian hỗ trợ lãi suất không quá 5 năm, tổng số tiền hỗ trợ tối đa đối với khoản hỗ trợ này là 01 tỷ đồng/dự án. Các dự án vốn đầu tư lớn, công nghệ cao tổng số tiền hỗ trợ tối đa đối với mỗi dự án là 5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư dự án ngoài các KCN, CCN được hưởng các ưu đãi:

43

+ 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách địa phương trong 4 năm

+ 20% số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách địa phương trong 10 năm liền, đối với các dự án đầu tư vào ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi đầu tư của Chính phủ.

2.3.4. Các biện pháp chủ yếu đã thực hiện

Xây dựng Website của sở Kế hoạch và Đầu tư, Cổng thơng tin điện tử để có thể hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục đăng ký kinh doanh và các thủ tục khác;

Tổ chức chương trình xúc tiền đầu tư của tỉnh, liên kết với Thái Bình cùng tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư, tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư do Trung tâm xúc tiến đầu tư quốc gia tổ chức ở trong nước và ra nước ngoài;

Cải cách thủ tục hành chính thực hiện đơn giản hố thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính Phủ, tỉnh đã rà sốt, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà cho công dân và các tổ chức kinh tế - xã hội.

2.4 Đánh giá chung về hoạt động thu hút đầu tƣ FDI vào tỉnh Nam Định

2.4.1. Ưu điểm và tồn tại trong hoạt động thu hút FDI tại Tỉnh Nam Định Ưu điểm :

Trong giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh thu hút được 118 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tổng GRDP trong tỉnh tăng bình quân 7,9%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 2010-2015 (6,2%/ năm), quy mô kinh tế được mở rộng, đồng thời tạo tiền đề cho tỉnh phát triển trong giai đoạn tới.

Những mặt tồn tại:

Số lượng và quy mơ dự án cịn ít, tỷ lệ góp vốn đầu tư, nộp ngân sách nhà nước của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hạn chế so với các dự án đầu tư trong nước. Nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài, gây lên tình trạng đội

44

vốn. Một số dự án đăng ký với quy mô rất lớn nhưng lại không thể thực hiện được dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng.

Chất lượng nguồn nhân lực địa phương, kết cấu hạ tầng cịn chưa hồn thiện,

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn fdi vào tỉnh nam định (Trang 44)