Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần điện học vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 35 - 41)

tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí

Hình thức dạy học ngoại khố có thể tạo nhiều điều kiện cho học sinh phát huy được tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của mình. Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động ngoại khoá trong việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thì chúng ta cần phải nghiên cứu những đặc điểm và biểu hiện của chúng trong quá trình học sinh hoạt động.

1.1.6.1. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập

 Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập

Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức “một sự nhận thức làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N.Erddơniev, 1974). Vì vậy, nói tới tích cực học tập thực chất

là nói đến tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức [7].

 Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập

Tính tích cực của học sinh trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ thể như: - Học sinh sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. - Học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập.

- Học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà mình đã nhận mà khơng cần phải để giáo viên đôn đốc, nhắc nhở.

- Học sinh yêu cầu được giải đáp thắc mắc về những lĩnh vực còn chưa rõ.

- Học sinh mong muốn được đóng góp ý kiến với giáo viên, với bạn bè những thông tin mới mẻ hoặc những kinh nghiệm có được ngoài sách vở, từ những nguồn khác nhau.

- Học sinh tận dụng thời gian rỗi của mình để cố gắng hồn thành cơng việc, hoặc hồn thành cơng việc sớm hơn thời hạn hoặc xin nhận thêm nhiệm vụ... - Học sinh thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải quyết vấn đề, mong muốn được giáo viên giúp đỡ, chỉ dẫn mà khơng nản chí khi gặp khó khăn.

Ngồi ra, tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập cũng như trong hoạt động ngoại khố cịn có thể nhận thấy trong biểu hiện về mặt ý chí, như: sự tập trung vào vấn đề đang nghiên cứu, kiên trì theo đuổi mục tiêu, khơng nản chí trước những khó khăn hoặc thái độ phản ứng trong những buổi học, buổi hoạt động nhóm là hào hứng, sơi nổi hay chán nản.

 Các cấp độ của tính tích cực học tập

+ Cấp độ 1 – bắt chước: Học sinh tích cực bắt chước hoạt động của giáo viên và của bạn bè. Trong hành động bắt chước cũng phải có sự cố gắng của thần kinh và cơ bắp.

+ Cấp độ 2 – tìm tịi: Học sinh tìm cách độc lập giải quyết vấn đề, thử nhiều cách khác nhau để giải quyết hợp lí vấn đề.

+ Cấp độ 3 – sáng tạo: Học sinh nghĩ ra cách giải quyết mới độc đáo hoặc cấu tạo những nhiệm vụ mới, bài tập mới hay những thí nghiệm mới để chứng minh bài học. Những biểu hiện và các cấp bậc của tính tích cực trong học tập của học sinh nêu trên chính là những căn cứ để chúng tôi đánh giá hiệu quả của quy trình hoạt động ngoại khóa về phần “Điện học” đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh trong thực nghiệm sư phạm.

1.1.6.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập

 Khái niệm năng lực sáng tạo

“Sáng tạo là một hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính đổi mới, có ý nghĩa xã hội, có giá trị” (Sáng tạo, Bách khoa tồn thư Liên Xơ. Tập 42, trang 54)

Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hồn cảnh mới. Như vậy, sản phẩm của sự sáng tạo không thể suy ra từ cái đã biết bằng cách suy luận lôgic hay bắt chước làm theo mà nó là sản phẩm của tư duy trực giác. Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nếu chủ thể hoạt động càng thành thạo và có vốn hiểu biết sâu rộng thì càng nhạy bén trong dự đốn, đề ra được nhiều dự đoán, nhiều phương án để lựa chọn, càng tạo điều kiện cho trực giác phát triển. Bởi vậy, muốn rèn luyện năng lực sáng tạo thì nhất thiết khơng thể tách rời, độc lập với học tập kiến thức về một lĩnh vực nào đó.

 Đặc điểm của sự sáng tạo

Sự sáng tạo xuất hiện trong quá trình tư duy trực giác. Trong sáng tạo, tri thức được thu nhận một cách nhảy vọt, một cách trực tiếp, các giai đoạn của nó khơng thể hiện một cách minh mạch và người suy nghĩ không thể chỉ ngay ra làm thế nào mà họ đi đến được quyết định đó, con đường đó vẫn chưa nhận thức được, phải sau này mới xác lập được lơgic của phỏng đốn trực giác đó. Tư duy trực giác thể hiện như một quá trình ngắn gọn, chớp nhống mà ta khơng thể nhận biết được diễn biến.

Đặc trưng tâm lí quan trọng của hoạt động sáng tạo là tính chất hai mặt chủ quan và khách quan: chủ quan theo quan điểm của người nhận thức mà trong đầu học đang diễn ra quá trình sáng tạo và khách quan theo quan điểm cua người nghiên cứu cái q trình sáng tạo đó xem như một q trình diễn ra có quy luật, tác động qua lại giữa ba thành tố là tự nhiên, ý thức con người và sự phản ánh tự nhiên vào ý thức con người. Đối với người sáng tạo thì tính mới mẻ, tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên của phỏng đốn đều là chủ quan. Đối với các nhà khoa học thì chỉ những phát minh mà loài người chưa từng biết đến mới được coi là sự sáng tạo. Còn đối với học sinh thì sáng tạo là tạo ra cái mới đối với bản thân mình, chứ giáo viên và nhiều người khác có thể đã biết rồi. Bởi vậy hoạt động sáng tạo của học sinh mang ý nghĩa là một hoạt động tập dượt sáng tạo hay sáng tạo lại. Điều quan trọng cần đạt được không phải là những sản phẩm sáng tạo mà là khả năng sáng tạo của họ, khả năng này sẽ luôn được học sinh sử dụng trong hoạt động thực tiễn sau này kể cả khi kiến thức mà họ thu nhận được đã bị quên [20].

 Các biểu hiện của sự sáng tạo trong học tập vật lí

Những hành động của học sinh trong học tập có mang tính sáng tạo cụ thể như sau:

- Từ những kinh nghiệm thực tế, từ các kiến thức đã có, học sinh nêu được mơ hình. Trong chế tạo dụng cụ điện thì học sinh đưa ra được các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và có thể đưa ra được nhiều cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để tạo ra các thiết bị hoạt động chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn,…

- Đề xuất được những phương án dùng những dụng cụ thí nghiệm đã tự chế tạo được để làm thí nghiệm kiểm tra dự đốn và kiểm nghiệm lại lí thuyết đã học. - Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tế một cách linh hoạt như giải thích một số hiện tượng vật lí, giải thích kết quả thí nghiệm hoặc các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật có liên quan,...

Những biểu hiện của sự sáng tạo của học sinh trong học tập như nêu trên cũng sẽ là những căn cứ để chúng tôi đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa về phần “Điện học- lớp 11” đối với việc phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

1.1.6.3. Phương pháp đánh giá

Để đánh giá học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, với mục đích của đề tài nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh thơng qua ngoại khóa nên chúng tơi chỉ căn cứ vào hai phương pháp chính sau đây:

 Quan sát:

Quan sát là quá trình tri giác trực tiếp đối tượng nhằm thu thập thông tin về đối tượng hoặc kiểm tra thông tin về đối tượng. Quan sát được sử dụng như là một phương pháp kiểm tra, trong đó giáo viên sử dụng các giác quan (chủ yếu băng mắt) để theo dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của học sinh nhằm thu thập thông tin phản ánh về các biểu hiện của hành vi, thái độ, kĩ năng, tính tích cực của học sinh làm cơ sở đánh giá. Quan sát được thực hiện trong suốt quá

trình hoạt động, từ khâu chuẩn bị, diễn biến đến kết thúc hoạt động. Những thơng tin thu được từ quan sát mang tính sinh động, đa dạng, phong phú, chân thực nhưng đơi khi bị nhiễu do tính chủ quan của chủ thể quan sát. Do đó, khi quan sát cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Xác định rõ đối tượng quan sát. Quan sát phải được tiến hành trong điều kiện tự nhiên của hoạt động để đảm bảo tính khách quan của hiện tượng, quá trình nghiên cứu. - Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó phải xây dựng kế hoạch quan sát. Điều quan trọng cần xác định quan sát tồn bộ hay quan sát bộ phận có chọn lọc. - Cần ghi lại kết quả quan sát. Chỉ có ghi lại mới đảm bảo tính lâu dài và có hệ thống, nhờ đó mới thiết lập được mối quan hệ, liên hệ bản chất điển hình của những biểu hiện, hiện tượng. Có thể ghi lại kết quả quan sát bằng máy ảnh, camera, ghi âm, tốc ký, biên bản...

 Điều tra

+ Điều tra bằng cách trao đổi ý kiến trực tiếp với giáo viên, học sinh + Sử dụng “Phiếu hỏi” để điều tra.

Thông tin thu được qua việc giáo viên trao đổi với học sinh rất phong phú, có thể trung thực hay khơng trung thực, có độ tin cậy hay khơng có độ tin cậy. Vì vậy, giáo viên cần hết sức cẩn trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thơng tin để có được những thơng tin xác đáng nhất [9].

1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa và tình hình dạy học phần "Điện học" trong nhà trƣờng phổ thơng hiện nay

1.2.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng hoạt động ngoại khóa và tình hình dạy học phần “Điện học” ở một số trường THPT ở Hà Nội, đối chiếu với mục tiêu dạy học các kiến thức này trong chương trình Vật lí lớp 11 để phát hiện những hạn chế của cả giáo viên và học sinh khi dạy và học phần kiến thức này. Từ đó, sơ bộ đề xuất nguyên

nhân của những hạn chế đó. Những kết quả tìm hiểu được về thực trạng hoạt động ngoại khóa và tình hình dạy và học là một cơ sở để chúng tôi xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về “Điện học” trong chương trình Vật lí lớp 11 THPT. Căn cứ vào yếu tố thời gian, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực,... chúng tơi thực hiện ngoại khóa phần “Điện học”- Vật lí 11 dưới hình thức hội thi vật lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần điện học vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)