Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần điện học vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 41 - 51)

1.2.4.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thơng hiện nay

* Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học bằng hoạt động ngoại khoá: (Bảng 2.1) Bảng 2.1 STT Đánh giá Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Quan trọng 109 75 2 Bình thường 34 23 3 Không cần thiết 3 2

* Nhận thức của giáo viên giảng dạy vật lí về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học ngoại khố vật lí: (Bảng 2.2) Bảng 2.2 STT Đánh giá Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Quan trọng 23 82 2 Bình thường 5 18 3 Không cần thiết 0 0

Qua điều tra (bằng phiếu điều tra (PĐT), nội dung phiếu điều tra chúng tơi trình bày ở phần phụ lục 1) ở một số trường trung học phổ thông tại Hà Nội, chúng tơi nhận thấy: hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa vật lí nói riêng trong những năm gần đây được quan tâm nhưng thực tế việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thơng rất hạn chế hoặc nếu có thì tổ chức chỉ mang tính hình thức. Trong khi đó, hầu hết giáo viên đều nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Hình thức thi cử: với hình thức thi hiện nay, giáo viên chỉ quan tâm đến những kiến thức liên quan phục vụ cho các kì thi, khơng hoặc ít thời gian cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

- Kinh phí cho hoạt động ngoại khóa: để tổ chức được buổi hoạt động ngoại khóa cần nhiều kinh phí để hỗ trợ như: âm thanh, ánh sáng, thiết bị, dụng cụ để phục vụ ngoại khóa ... Thực tế kinh phí các trường dành cho phần hoạt động này còn quá eo hẹp, thậm chí khơng có.

- Thời gian chuẩn bị: để tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên tốn rất nhiều thời gian, cơng sức.

- Chương trình dạy học nội khóa q nặng nên giáo viên và học sinh khơng cịn thời gian để tổ chức hoặc tham gia ngoại khóa.

- Nội dung ngoại khóa chưa hấp dẫn, dễ lặp đi lặp lại gây nhàm chán.

- Phụ huynh, học sinh: phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập, không để ý đến các hoạt động ngoại khóa. Chính vì thế, họ khơng thích con em họ tham gia vì tốn nhiều thời gian. Cịn khơng ít những học sinh khơng hứng thú với các hoạt động ngoại khóa, nếu có tham gia thì chỉ mang tính gượng ép, bắt buộc vì hoạt động này khơng được đánh giá vào điểm tổng kết bộ mơn.

1.2.4.2. Tình hình dạy và học phần "Điện học" * Tình hình dạy

- Tất cả giáo viên vật lí của các trường THPT mà chúng tôi điều tra đều được đào tạo chính quy tại các trường đại học Sư phạm. Tất cả các giáo viên vật lí đều được đào tạo và giảng dạy đúng chun mơn, nhiệt tình với cơng việc.

- Các giáo án của giáo viên chủ yếu là tóm tắt lại kiến thức sách giáo khoa, mặc dù giáo án vẫn thể hiện được từng hoạt động, song khi dạy giáo viên lại nặng về thuyết trình, buộc học sinh chấp nhận cơng thức để giải tốn.

- Hầu hết các giáo viên có đưa ra các câu hỏi hoặc các tình huống có vấn đề cho học sinh, nhưng chúng tơi thấy các câu hỏi đó vẫn mang tính chất rời rạc, chưa gắn liền với thực tế nên học sinh khơng có được cái nhìn tổng quát về vấn đề hay cách giải quyết tồn diện vấn đề, khơng có tác dụng phát triển tư duy cho học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài Pin và Acquy, giáo viên đưa ra các câu hỏi mà khơng sử dụng mơ hình hay thí nghiệm. Hoặc khi dạy các bài trong chương "Dòng điện trong các môi trường", giáo viên chưa có sự liên hệ tốt giữa bài học với các hiện tượng thực tế để yêu cầu học sinh giải thích một số hiện tượng, ứng dụng trong thực tế của bài học chứ chưa nói đến việc tiến hành tạo ra được thí nghiệm hay cho học sinh được trải nghiệm thực tế. Quá trình dạy học như vậy khiến cho học

sinh bị thụ động, không tự lực nhận thức được vấn đề, kiến thức tiếp thu được sẽ không bền vững.

- Phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Ví dụ: Khi dạy học kiến thức về ghép các nguồn thành bộ, giáo viên không yêu cầu học sinh thiết kế, chế tạo một dụng cụ thí nghiệm có thể nghiên cứu các dạng mạch có nguồn mắc nối tiếp hay song song mà mô tả ngay như sách giáo khoa và thông báo các đặc điểm của các dạng mạch rồi đưa ra biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. Nếu giáo viên đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thì có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, tăng sự hứng thú trong học tập, giúp các em hiểu bài kĩ hơn, đặc biệt cịn có tác dụng trong việc phát triển năng lực sáng tạo và khả năng tư duy.

- Hầu hết các giáo viên được hỏi đều cho rằng: phần kiến thức này khá trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tế và kĩ thuật nhưng số giờ học nội khóa lại rất hạn chế. Điều này khiến cho học sinh rất khó khăn trong việc nắm vững kiến thức. Các giáo viên cũng cho biết: ít khi họ sử dụng thí nghiệm trong khi nghiên cứu bài mới, ít có sự liên hệ với thực tế là vì khơng đủ thời gian.

- 100% các giáo viên khơng chế tạo thêm dụng cụ thí nghiệm, khơng tận dụng khả năng của học sinh THPT trong việc thiết kế và chế tạo các dụng cụ điện đơn giản có ý nghĩa thực tiễn cao và có thể để phục vụ cho dạy, học phần kiến thức này.

- Hầu hết các giáo viên không tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí cho học sinh, do không biết tổ chức thế nào cho hiệu quả trong điều kiện eo hẹp về kinh phí, thời gian mà cơng sức bỏ ra lại q nhiều.

- Giáo viên không nhắc lại một số kiến thức tốn sử dụng trong việc giải vật lí, khơng nhấn mạnh các kiến thức quan trọng dẫn đến việc tiếp thu kiến thức các kiến thức về sau học sinh gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ: Khi dạy chương "Điện tích- Điện trường", giáo viên khơng nhắc lại phép cộng, trừ véc tơ; không nhấn mạnh các đặc điểm, các cơng thức tính cơng của lực điện trường với điện trường đều, không đều nên khi học sinh vận dụng để tính cường độ điện trường tổng hợp tại một điểm hoặc lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích, tính cơng của lực điện hay bị sai. Khi dạy chương "Dòng điện không đổi", giáo viên không nhấn mạnh về quy ước chiều dòng điện nên khi học chương "Dòng điện trong các mơi trường", trong một mơi trường lại có thể có nhiều loại hạt mang điện chuyển động theo các hướng khác nhau, học sinh không xác định được chiều dịng điện trong mơi trường đó,….

- Đa số giáo viên cho rằng để dạy học phần kiến thức này có hiệu quả hơn thì ngồi việc sử dụng tốt thí nghiệm và các phương pháp dạy học tích cực khác trong dạy học nội khóa thì cần phải tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa.

* Tình hình học tập của học sinh

- Học sinh ở các trường THPT mà chúng tôi tiến hành điều tra, hầu hết học sinh đều ngoan, chăm học và có ý chí phấn đấu học tập tốt, có điều kiện học tập tốt. Tuy nhiên, vẫn cịn một số em gia đình khó khăn về kinh tế nên ngồi thời gian đến trường các em còn phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình.

- Do giờ học nội khố cịn nặng nề, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh cho nên có nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức: lười suy nghĩ, lười hoạt động, chỉ ngồi nghe thầy cơ giảng rồi chép lại; rất ít khi mạnh dạn đặt câu hỏi cho giáo viên về vấn đề đã được học, thậm chí cả vấn đề mà các em chưa hiểu. - Nhiều học sinh chưa hiểu rõ các khái niệm như: nguồn điện, suất điện động của nguồn điện, suất phản điện, …

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí đã học vào giải thích các hiện tượng vật lí trong đời sống và ứng dụng kĩ thuật còn kém.

- Hoạt động chủ yếu của học sinh là học thuộc lí thuyết và luyện giải bài tập. Do đó, cơ hội để các em hiểu sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng cũng như phát triển năng lực sáng tạo là không nhiều.

- Học sinh chưa từng được giao nhiệm vụ thiết kế, chế tạo dụng cụ vật lí cũng như chưa bao giờ được tham gia các hoạt động mang tính chất vừa học vừa chơi về vật lí nên nhiều em thấy sợ học môn này, kiến thức mà các em đạt được còn hời hợt, khơng chắc chắn và cịn lúng túng, dập khn khi áp dụng.

- Học sinh ít có khả năng vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào thực tiễn mà chủ yếu chỉ vận dụng được vào những tình huống quen thuộc.

- Khả năng diễn đạt của học sinh về một vấn đề còn rất kém, thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình hoặc điều muốn hỏi, do các em ít được trao đổi, tranh luận với bạn bè và thầy cô.

- Tất cả học sinh được hỏi đều cho biết các em ít được tham gia hoạt động ngoại khóa về vật lí (1 thậm chí 2 năm/ 1 lần) và đều mong muốn được tham gia hoạt động ngoại khóa để được mở rộng, đào sâu kiến thức của mình.

1.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc dạy và học, những biện pháp nhằm khắc phục của những hạn chế đó

* Nguyên nhân của những hạn chế trong việc dạy và học

Tình hình dạy học nội khóa phần “Điện học” cịn nhiều hạn chế, chưa đạt được hết mục tiêu dạy học về chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra. Theo chúng tơi, những hạn chế đó là do những nguyên nhân sau:

- Về mặt nội dung chương trình:

+ Mỗi tiết học có nhiều nội dung kiến thức nên ít thời gian dành cho sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh về vấn đề bài học hoặc hướng dẫn học sinh hướng nghiên cứu ở nhà.

+ Mục tiêu dạy học còn chú trọng nhiều vào các yêu cầu về kiến thức mà ít chú trọng đến mục tiêu kĩ năng, đặc biệt là các kĩ năng rèn luyện ngơn ngữ vật lí và đặc biệt chưa chú trọng đến việc rèn luyện khả năng thiết kế, chế tạo dụng cụ điện đơn giản gắn với bài học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

+ Nội dung kiến thức về “Điện học” khá trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tế và trong kĩ thuật.

- Về phía giáo viên:

+ Nhiều giáo viên vẫn trung thành với phương pháp dạy học truyền thống, thường chỉ chú ý đến giảng dạy kiến thức sao cho đúng, khoa học, rõ ràng, đầy đủ, chưa chú ý đến việc tổ chức, định hướng hoạt động thế nào để phát huy tích cực nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh.

+ Nhiều giáo viên ngại phải tổ chức hoạt động, làm thí nghiệm trong dạy học cũng như các phương tiện hỗ trợ dạy học khác vì mất thời gian và cơng sức mà chỉ tập trung rèn kĩ năng giải bài tập. Giáo viên ít khi suy nghĩ, tìm tịi để tự làm hoặc hướng dẫn học sinh cách thức có được một thiết bị, dụng cụ vật lí để từ đó học sinh thỏa sức sáng tạo.

+ Giáo viên chưa mạnh dạn giao cho học sinh tự nghiên cứu những phần kiến thức hoặc các nhiệm vụ học tập có thể tự học ở nhà, để giành thời gian trên lớp trao đổi các vấn đề học sinh vướng mắc hoặc liên hệ bài học với thực tế.

- Về phía học sinh:

+ Chịu ảnh hưởng của cách học thụ động trong một thời gian dài, lại ít được thâm nhập kiến thức vào thực tế nên kiến thức của học sinh còn hời hợt, vận dụng chưa linh hoạt và hay mắc sai lầm.

+ Kiến thức của học sinh không đầy đủ, sâu sắc, trình độ tốn học của học sinh cịn kém nên ảnh hưởng nhiều đến việc học vật lí. Mục đích chính là giải được bài tập nên khơng chú trọng ý nghĩa, nguyên nhân của vấn đề.

+ Học sinh ít được tham gia một hoạt động ngoại khóa vật lí về thiết kế và chế tạo các dụng cụ vật lí nên các em cịn rất khó khăn khi giáo viên ra nhiệm vụ này.

* Đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế của học sinh khi học phần “Điện học”:

+ Kiến thức phần "Điện học" q khơ khan, khó hiểu, thuần túy về lý thuyết sẽ gây nhàm chán cho học sinh. Do đó, cần tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi, giáo viên có thể tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa cho phần này theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong học tập.

+ Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo nhóm.

+ Đa dạng hóa các hình thức dạy học: phối kết hợp các hình thức dạy học như dạy học dự án; dạy học theo nhóm, tổ chức hoạt động ngoại khóa,…

+ Nên tận dụng một số giờ học tự chọn để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo cho các em.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương này, chúng tơi trình bày cơ sở lí luận về phương pháp hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí, thực trạng của hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thơng hiện nay và tình hình dạy học phần "Điện học"- Vật lí 11 THPT. Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi chú trọng những cơ sở lý luận sau:

- Vị trí, vai trị, tác dụng của hoạt động ngoại khố trong trường phổ thơng. - Đặc điểm của giờ học ngoại khóa.

- Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học ngoại khoá.

- Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

- Các khó khăn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung, hội thi vật lí nói riêng. Chúng tôi căn cứ vào những cơ sở lí luận đã nghiên cứu ở trên để tìm ra phương hướng nghiên cứu và thực hiện đề tài sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Do thực trạng dạy học vật lí ở các trường phổ thông hiện nay, phương pháp dạy học thực nghiệm và hình thức tổ chức hoạt động học tập theo nhóm cịn yếu nên việc tổ chức hoạt động ngoại khố vật lí sẽ làm cho q trình dạy học thêm phong phú, sâu sắc hơn, toàn diện hơn và khắc phục được nhiều điểm yếu của dạy học nội khoá. Nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá về vật lí đặc biệt là hoạt động chế tạo dụng cụ vật lí, các thiết bị điện phục vụ cuộc sống; kết hợp với báo cáo các sản phẩm mà học sinh đã chế tạo được và các trò chơi vật lí, sẽ bổ sung rất tốt cho dạy học nội khoá trong việc rèn luyện kĩ thuật tổng hợp, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo thơng qua q trình thiết kế, chế tạo dụng cụ điện, sử dụng dụng cụ chế tạo được vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, nó cũng giúp cho học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tạo ra một tiền đề tốt cho quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh sau này.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA PHẦN "ĐIỆN HỌC" VẬT LÍ 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần điện học vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)