BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thị trường vàng Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)

CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM

1.BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM

HIỆN NAY

1.1. Các bƣớc phát triển của thị trƣờng vàng Việt Nam

Trong lịch sử phát triển tiền tệ ở nước ta, theo sử sách ghi lại thì đồng tiền đầu tiền khơng phải là vàng mà là đồng. Khơng ai biết chính xác người Việt bắt đầu sử dụng vàng từ khi nào, chỉ biết rằng trong thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa thì có nhắc đến vàng như một thứ trang sức của phụ nữ ở các gia đình vua chúa và có thế lực. Căn cứ vào những đồng tiền thu được khi tiến hành khảo cổ, từ thời Bắc thuộc tiền đồng Trung Quốc đã được sử dụng ở Việt Nam như tiền của nhà Hán. Bên cạnh đó, những đĩnh vàng, đĩnh bạc của Trung Quốc cũng được lưu hành ở Việt Nam thời kỳ này.

Đến thời Nguyễn, sau khi lên ngôi vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở Bắc thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua sau này của nhà Nguyễn cũng tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Song song với tiền đồng thì ở thời Nguyễn các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền bạc tiền càng cũng ra đời từ những khoảng năm 1820, cuối triều Gia Long đầu triều Minh Mạng. Vàng được định giá gấp 17 lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng.

Đến thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp, đơn vị của cả Đông Dương là đồng đôi khi là bạc. Tiền tệ do chính quyến trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền vàng của triều Nguyễn vẫn được lưu hành bất hợp pháp ở các vùng nông thôn. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đơng Dương có giá trị là 665 miligam vàng (độ tinh

khiết 900 phần nghìn) từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang chế độ bản vị vàng.

Sau khi nước Việt Nam dân chủ ra đời năm 1945, ngay cuộc họp đầu tiên của hội đồng chính phủ đã quyết định tổ chức tuần lễ vàng được tiến hành trong cả nước. Và tuần lễ vàng đã trở thành kỳ tích trong những ngày đầu độc lập của nước Việt Nam dân chủ, chỉ trong vòng bảy ngày đồng bào cả nước mà chủ yếu là các gia đình giàu có hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qun góp được 20 triệu đồng Đơng Dương và 370kg vàng. Quy theo giá vàng khi ấy thì số tiền này lên tới 2.293kg vàng. Điều đó cho thấy, từ những năm 40 của thế kỷ, người dân Việt Nam đã tích trữ vàng và khi cần huy động cũng sẵn sàng

Những năm sau đó, thị trường vàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sôi động hơn rất nhiều, nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước từ việc khai thác cũng như mua bán vàng. Thời gian này nhà nước đang độc quyền mua bán vàng và việc thực hiện mua bán vàng từ nước ngồi do các cơng ty mua bán vàng mà nhà nước cho phép. Thị trường đa dạng các chủ thể tham gia, ngồi các cơng ty đã chiếm tỷ trọng lớn, và có khả năng chi phối như Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB … cịn có sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại cũng như hàng ngàn tiệm vàng lớn nhỏ trên thị trường cùng mạng lưới các cá nhân tích trữ vàng ở khắp các miền trên cả nước. Thị trường vàng được các chủ thể tiếp cận với các mục đích có thể giống cũng có thể khác nhau từ tích trữ, kinh doanh, để sản xuất, để thanh toán, để đầu tư sinh lời ngắn hạn hay thậm chí có thể là nhu cầu trang sức làm đẹp…

Năm 1987 nhà nước ban hành Quyết định số 76/HĐBT ngày 13 tháng 5 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán vàng, đá quý từ long đất[27]

Giá bán buôn công nghiệp 1 kg vàng cám 100% do xí nghiệp thuộc Bộ Cơ Khí và luyện kim được Uỷ ban Vật giá nhà nước duyệt là 11.500.000 đồng. Giám đốc Ngân hang Nhà nước sẽ công bố giá mua giá bán lẻ kinh doanh vàng bạc tại địa phương cả cá nhân và tập thể để đảm bảo cho Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương có thể mua bán và kinh doanh có lãi, cũng như việc quản lý giá cả thị trường được tốt hơn.

Theo quy định trên giá vàng sẽ được Ngân hàng nhà nước điều chỉnh theo các biến động của thị trường. Và gía các đá quý và trang sức khác như bạc cũng được xác định theo giá vàng từng ngày. Tháng 6 năm 1989 thì Nhà nước cho phép các đơn vị kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể thoả mãn các điều kiện do nhà nước để ra như có số vốn tối thiểu, ký quỹ bằng hiện kim ở Ngân hàng nhà nước, chun mơn về kỹ thuật, có cửa hàng và có giấy phép kinh doanh được kinh doanh vàng, song trong thời kỳ này chính sách vẫn đang thắt chặt nên các đơn vị này không được buôn bán vàng khối, vàng thỏi, vàng lá và mua bán với nước ngoài.

Sau khi kinh tế mở cửa, nhà nước đã có những bước nới lỏng cho kinh doanh vàng, vì thế thị trường vàng Việt Nam được đà tiến lên. Đến tháng 9 năm 1993 thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép mua bán vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng lá, vàng gốc, vàng tư trang được chế tác và gia công. Ngày 09 tháng 12 năm 1999, theo quy định của nhà nước thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng có giấy phép của Ngân hàng nhà nước được nhập khẩu vàng dưới dạng khối thỏi hạt miếng. Cùng với đó Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu vàng, vàng miếng từ 3% xuống 1%, vàng nguyên liệu từ 1% xuống 0.5%[5]. Và đến năm 2006, thuế nhập khẩu vàng các loại được giảm xuống đồng đều là 0.5%.

Đến những năm gần đây, thị trường vàng Việt Nam có những bước phát triển mới, năm 2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định

cho phép các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng được tham gia hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài(số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 )[12]Quyết định trên được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngồi dưới dạng các giao dịch theo thơng lệ quốc tế của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng [14]

Áp dụng mơ hình như sàn giao dịch Chứng khoán ngày 25-5-2007 Ngân hàng Á châu (ACB) khai trương Sàn giao dịch vàng Sài gòn tại 29 Lý thường Kiệt quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Mình. Đây là Sàn giao dịch vàng đầu tiên ở nước ta mở ra một kênh đầu tư vàng tập trung và có tổ chức.[28]

Song hoạt động của sàn vàng cịn tiềm ẩn nhiều bất ổn cũng như chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ nên ngày 6/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này, từ đó chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép trước đó.[15][29]

Vào tháng 6 năm 2007, kho ngoại quan vàng đầu tiên của Việt ANm chính thức được đưa vào sử dụng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được sự hỗ trợ của Cơng ty dịch vụ tiếp vận tồn cầu Brink’s đã khai trương Kho ngoại quan vàng tại TPHCM, nằm tại khu vực kho hàng của sân bay Tân Sơn Nhất. Sự ra đời của kho ngoại quan vàng đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường vàng Việt Nam, hướng tới hội nhập với quốc tế sâu rộng hơn. [30] Cho đến thời điểm năm 2009. thì SJC có thị phần chi phối gần 90% thị trường vàng Việt Nam sở hữu thương hiệu mạnh nhất trong ngành với cơ sở

hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực mạnh. Ngày 9-2-2010 lần đầu tiên miếng vàng 10 lượng được sản xuất trong nước được đưa ra thị trường bởi công ty SJC, miếng vàng ra đời rất tiện lợi cho những người mua và trữ vàng số lượng lớn. Bên cạnh SJC thì cịn có khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô lớn cùng với 3000 doanh nghiệp kinh doanh vàng vừa và nhỏ. Kinh doanh vàng là ngành nghề có điều kiện và phải được phép của Ngân hàng nhà nước, trước thời điểm tháng 1/2010 một số ngân hàng cũng được phép mở sàn vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản, song có do có nhiều vấn đề nảy sinh trong việc quản lý nên đến tháng 3/2010 các sàn vàng chính thức bị đóng cửa.

Song dưới con mắt đánh giá của ông Albert Cheng, Tổng giám đốc Hội đồng vàng Thế giới – khu vực châu Á, so với các nước trong khu vực thị trường vàng Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên để thị trường vàng của chúng ta có thể đuổi kịp các thị trường vàng phát triển trong khu vực, cần đạt đến tiêu chí một thị trường mở để kết nối với các giao dịch của thị trường vàng thế giới.[31]

1.2. Thực trạng về tình hình hoạt động thị trường vàng giai đoạn 2007-2009

Qua một quá trình phát triển lâu dài, thị trường Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến vượt bậc so với cách đây vài chục năm. Xu hướng mở thể hiện rõ nét qua tính đa dạng về chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường. Ngồi các cơng ty chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng chi phối giá như công ty Vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB…cịn có sự góp mặt cảu nhiều Ngân hàng thương mại, các tiệm vàng lớn nhỏ trên cả nước cùng mạng lưới nhà đầu tư cá nhân khắp mọi miền. Các chủ thể tiếp cận thị trường với nhiều mục đích khác nhau có thể là kinh doanh, tích trữ, để sản xuất, để thanh tốn, hay chỉ đơn giản là nhu cầu trang sức làm đẹp…Và có thể nhận thấy, nhu cầu về giao dịch vàng tại Việt Nam đang có xu hường ngày một cao, sự phát triển của thị trường vàng Việt Nam cũng vì thế mà ngày càng đi lên.

* Cung vàng trên thị trường trong nước

Nguồn cung vàng chủ yếu trong nước là do nhập khẩu, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu tới 95% nhu cầu vàng của mình. Theo thống kê của công ty Vàng bạc đá quý SJC, kể từ khi ra đời thương hiệu vàng miếng năm 1988 cho đến thời điểm giữa năm 2008 thì đã có 11triệu lượng vàng miếng được đưa ra thị trường, cứ 1 triệu lượng vàng miếng SJC tương đương với 37,5 tấn vàng. Như vậy số vàng miếng SJC đã vào thị trường tương đương 412,5 tấn, tính theo giá vàng thế giới tháng 4 năm 2008 là khoảng 12,3tỷ USD.

Ngồi ra cịn một lượng lớn vàng nhập khẩu để chế tác nữ trang. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu vàng. Điều này góp phần khơng nhỏ vào thâm hụt cán cân thương mại của đất nước, đối phó loại với tình hình, giữa tháng 5 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cấp giấy phép nhập khẩu vàng nhằm kiềm chế lạm phát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Cho đến thời điểm ngừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD tương đương 45 tấn vàng và bằng 57% sản lượng vàng tiêu thụ năm 2007.Việc ngừng nhập khẩu vàng là việc phải làm nhưng “liều thuốc” này cũng đã để lại một số tác dụng phụ, trong đó đáng chú ý là góp phần “đẩy” giá vàng trong nước càng xa với thế giới. Ngưng nhập khẩu vàng đồng nghĩa với nguồn cung vàng bị bó hẹp lại, vì vậy làm cung nhỏ hơn cầu tất yếu dẫn đến việc đẩy giá vàng tăng lên và tạo ra những diễn biến phức tạp trong năm 2008.

Song đến cuối năm 2009, do có những biến động bất lợi tạo ra sự biến động lớn trên thị trường vàng, đẩy giá vàng lên trên 29triệu đồng/ lượng, nguồn cung vàng là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến động này. Để bình ổn giá vàng Chính phủ đã có những biện pháp ổn định thị trường vàng trong nước, trong đó đáng chủ ý, là việc Thống đôc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã cho phép nhập khẩu vàng sau 1,5 năm ngừng nhập

khẩu. Nhờ đó thị trường vàng phần nào ổn định do cung vàng có thể đáp ứng đủ nhu cầu vàng trong nhân dân.

* Cầu vàng trên thị trường trong nước

Nhu cầu cất trữ vàng trong nước đã xuất hiện từ xa xưa và những năm gần đây cầu vàng càng ngày càng lớn do nhu cầu vàng đầu tư trong nước ngày càng tăng. Sau sự biến động lớn của giá vàng năm 2006, người dân đổ xô đi mua vàng. Vàng trở thành một xu hướng mới của giới đầu tư, năm 2007 là một năm đầy biến động của thị trường vàng trong nước, nhu cầu về vàng tăng mạnh và đột ngột, sản lượng tiêu thụ được trong nước năm đó đạt 75 tấn, trong những ngày cao điểm thị trường vàng đã tiêu thụ được 2 tấn vàng 1 ngày.

Tháng 9 năm 2007, đánh dấu một biến động lớn trên thị trường vàng Việt Nam khi mà các thông tin liên quan về thị trường tài chính Mỹ bị phanh phui, lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sắp lan toả tồn cầu. Và trong thời điểm đó dễ nhận thấy được tính chất an tồn cũng như bảo tồn tài sản, vàng đã trở thành kênh đầu tư an toàn nhất trong thời điểm bất ổn do lạm phát tăng cao và đồng đô la mất giá. Trong ba kênh tiết kiệm, Việt Nam đồng, đơ la Mỹ và vàng thì vàng trở nên an tồn và được ưa thích hơn bao giờ hết. Tháng 11, khi giá vàng đang tăng cao nhu cầu mua vàng đầu cơ tích trữ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn tăng cao. Những năm gần đây, qua sự biến động của thị trường vàng cho thấy, nhu cầu vàng của người dân tỷ lệ thuận với giá vàng, khi mà giá vàng tăng cao, nhu cầu vàng trong nước cũng tăng cao, do thiếu sự hiểu biết về thị trường, người dân đua nhau mua vàng để đầu cơ. Đến cuối năm 2009, giá vàng đột ngột tăng lên trên 29triệu đồng/ lượng, người dân đổ xô đi mua vàng, khiến cho thị trường chao đảo, nhiều chuyên gia cho rằng đó là hiện tượng bong bong vàng, do nhà đầu tư nhận định sai thị trường cũng như việc người dân đi mua vàng theo dây chuyền khiếp cho nhu cầu vàng tăng cao.

* Giá vàng trong nước

Từ giữa năm 2006 thị trường vàng Việt Nam đã có những biến động lớn do giá vàng đột ngột tăng mạnh vào giữa tháng 6, lần đầu tiên giá vàng vượt ngưỡng 1,4 triệu đồng/chỉ. Từ đó vàng trở thành một xu hướng mới của giới đầu tư, năm 2007 chứng kiến nhiều biến động của giá vàng, song mức giá đầu năm 2007 lại diễn ra khá khiêm tốn, mức giá trên dưới 1,3 triệu đồng/chỉ. Tháng 11 năm 2007 giá vàng bất ngờ tăng cao do nhu cầu mua vàng đầu cơ tích trữ ở các thành phố lớn tăng cao do lo ngại khủng hoảng kinh tế, giá vàng thị trường trong nước thời điểm này bán ra là 1.650.000 đồng/chỉ, mua vào 1.640.000 đồng/chỉ. Giá vàng tính đến hết năm 2007 đã tăng 30% so với thời điểm cuối năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sang năm 2008, giá vàng trong nước biến động theo sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới, diễm biến giá vàng trong nước đã trải qua hai đợt sóng lớn vào tháng 3 và tháng 7 khi vượt mức 19 triệu đồng/lượng , sau đó giảm mạnh vào cuối năm. Theo dữ liệu từ Ngân hàng ACB, giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là 19.35 triệu đồng/lượng và thấp nhất 16.10 triệu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thị trường vàng Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)