CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM
1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Thị trƣờng vàng thế giới
Hiện nay khi mà tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự có được sự ổn định, thì thị trường vàng thế giới phụ thuộc một phần lớn vào những diễn biến cũng như tin tức tốt xấu của nền kinh tế Mỹ hay ngay cả những quyết định của Chính phủ Mỹ. Các chuyên gia của thị trường vàng cho rằng thị trường vàng hiện khơng có nhiều lý do để tăng quá mạnh trong thời gian ngắn hạn. Đầu năm 2010 Quỹ tiền tệ IMF tuyên bố kế hoạch bán ra thị trường 191,3 tấn vàng tương đương 6.9tỷ USD, trong khi đó sau dịp tết của một số nước Á đông nhu cầu vàng vật chất cũng từ những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến giá vàng ở mức thấp. Tình hình này càng khiến cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới trở nên thận trọng và làm thị trường vàng càng trở nên thêm trầm lắng. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì trong dài hạn giá vàng vẫn có xu hướng tăng khả quan do áp lực lạm phát. Nếu như lạm phát bùng phát thì giá vàng có cơ hội chinh phục trở lại ngưỡng cao kỷ lục 1.226 USD/oz trong năm 2009. Song nguyên nhân chính giá vàng đầu năm 2010 giảm sẽ là do đồng USD trên thế giới đang đà phục hồi mạnh và giá vàng thường tỷ lệ nghịch với ngoại tệ này. Hiện nay đầu tư thế giới đang lo ngại khả năng FED sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD, lúc đó chỉ số giá USD sẽ được hỗ trợ giá tăng, kéo theo vàng phải chịu áp lực giảm giá. Theo Jon Nadler chuyên gia phân tích cao cấp tại Kitco Bullion Dealers Montreal cho rằng nhiều Ngân hàng trung ương và cá nhân
chưa thật sự đặt niềm tin vào vàng, vì theo họ vàng vẫn chưa đủ khả năng để trở thành một đồng tiền dự trữ hàng đầu. Trong thời gian đầu thị trường vàng thế giới sẽ khơng có nhiều sự biến động song nhận định chung của nhiều nhà phân tích thì giá vàng năm 2010 sẽ tăng theo đà phục hồi kinh tế thế giới, hứa hẹn nhiều điều thú vị trước mắt.[36]
1.2. Thị trƣờng vàng Việt Nam
Năm 2010 được dự đoán là một năm thị trường Việt Nam sẽ có những bước biến chuyển cùng nhịp với sự chuyển động của thị trường thế giới. Thị trường vàng trong nước biến động hay giá vàng trong nước có bằng với giá vàng thế giới hay khơng thì đó là do chính sách nhà nước. Theo như Hội Đồng vàng thế giới, trong những năm gần đây Việt Nam nhập trung bình khoảng 60tấn vàng một năm để dập thành vàng miếng và nữ trang. Trong số đó có khoảng 80% là vàng miếng cịn lại 20% nữ trang để cung ứng cho thị trường.
Từ khi Việt Nam cho phép mở sàn vàng các giao dịch vàng bắt đầu sôi động hẳn lên, đến đầu năm 2008 lượng vàng nhập khẩu cũng tăng lên dáng kể. Lúc này giá vàng trong nước chênh rất ít so với giá vàng thế giới. Sau đó do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, Ngân hàng nhà nước thay đổi chính sách về việc nhập khẩu vàng và cho ngừng nhập khẩu trong suốt 18tháng dẫn đến tình trạng nguồn cung bị khan, giá vàng trong nước tăng đột biến trong tháng 11/2009 lên mức 29 triệu đồng/lượng, vênh xa với thế giới gần 3 triệu đồng một lượng. Song ngay khi Ngân hàng nhà nước đã phát đi thông điệp cho phép nhập khẩu vàng trở lại, ngay lập tức vàng hạ nhiệt. Do vậy, trong tương lai gần với chính sách nhập vàng không giới hạn mà nhà nước cho phép một số doanh nghiệp giá vàng trong nước sẽ theo nhịp thế giới và sẽ khơng có sự “ mất bình tĩnh” của thị trường vàng giống như tháng cuối năm 2009. Việc cho phép nhập khẩu vàng không giới hạn dễ dẫn đến thâm
hụt cán cân thương mại vì Việt Nam vẫn chưa coi vàng là một ngoại tệ trong khi trên thế giới đều coi đây là một ngoại tệ mạnh. Vì vậy trong thời gian tới Hiệp hội vàng sẽ xem xét kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước đưa vàng ra khỏi danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu và coi đây là một hàng hoá đặc biệt.
Những tháng đầu năm 2010 mãi lực từ thị trường vàng trong nước chưa lớn, do tâm lý nghe ngóng của giới đầu tư. Nhưng đây vẫn được xem là một kênh đầu tư hấp dẫn. Bởi kênh đầu tư chứng khoán đã trở nên rất khó khăn và đã khơng cịn sức hút như trước. Bất động sản thì vốn sẽ lớn hơn rất nhiểu trong khi tính thanh khoản thấp. Do vậy, thị trường vàng vẫn là thị trường tiềm năng đối với những người có vốn nhàn rỗi, mua vàng tích trữ lâu dài vừa an tồn vừa có cơ hội lời cao. Song năm 2010 sẽ khơng có nhiều biến động lớn trong thị trường vàng do không bị giới hạn nguồn cung, cũng như nền kinh tế thế giới đã đi vào quỹ đạo dần ổn định.
1.3. Những chính sách của nhà nƣớc tác động đến thị trƣờng vàng trong thời gian tới.
Đầu năm 2010 Ngân Hàng nhà nước chính thức có văn bản chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép trước đó. Theo đó Thơng tư số 01/2010/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài kể từ ngày 06/01/2010, trừ các giao dịch để tất tốn, đóng tài khoản kinh doanh vàng nói trên. Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trong tài khoản ở nước ngồi có trách nhiệm hồn tất và đóng cửa trước ngày 30/03/2010. Trước đó ngày 30/12/2009 Thủ tướng chính phủ cũng đã phải có cơng văn u cầu không tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước dưới mọi hình thức và chậm nhất 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009 mọi hoạt động liên
quan đến sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động[28]. Và đồng thời cũng bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định số 03/2006/QĐ- NHNN ngày 18/01/2006[37]
Như vậy, việc đóng cửa các sàn giao dịch vàng, cấm các hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng như trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những biến động của thị trường vàng trong nước. Thị trường vàng sẽ phần nào giảm bớt những biến động bất ngờ cũng như sẽ làm cho khơng khí thị trường vàng vật chất ảm đạm do việc đóng của sàn vàng làm giá vàng thiếu sóng gió, vàng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Việc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu vàng với khối lượng phù hợp để can thiệp thị trường cuối năm 2009 cũng là một tác động lớn đến thị trường vàng trong nước, góp phần can thiệp thị trường giảm sức nóng và cơn thèm khát vàng trong suốt 18 tháng ngừng nhập khẩu vàng trước đó. Điều đó đã giúp bình ổn thị trường chống đầu cơ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Song việc mở cửa nhập khẩu trở lại chỉ đối với một số đầu mối lớn như: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gịn, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Cơng ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp…[38]
2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
2.1. Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng vàng
Hiện nay, Việt nam chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ trong việc quản lý thị trường vàng, mới chỉ có nghị định 174/199/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Song nghị định này đã cũ và không được cập nhật thường xuyên với những biến động của thị trường. Bên cạnh đó, nghị định 174 khơng bao gồm các quy định về
việc đầu tư vàng, chỉ chủ yếu để cập đến việc kinh doanh vàng, xuất nhập khẩu, sản xuất gia công và khai thác vàng tự nhiên, song hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi trên thị trường vàng nên nghị định 174 có nhiều điểm đã khơng cịn phù hợp[5]. Nhà nước đang trong quá trình xây dựng một hành lang pháp lý hoàn hảo, nhằm giúp cho thị trường vàng Việt Nam phát triển toàn diện hơn, an toàn hơn và dễ dàng liên kết với thị trường thế giới. Ngân hang nhà nước cũng cần phải văn bản chỉ đạo về việc thu thập và cung cấp thơng tin, số liệu về tình hình kinh doanh vàng tại một số thành phố lớn. Việc làm này sẽ có thể giúp Ngân hàng nhà nước tiến tới quản lý chặt chẽ hơn loại hàng hoá này. Trong một thời gian dài từ cuối những năm 90 cho đến thời điểm năm 2007 hoạt động vàng nhìn chung đã diễn ra khá ổn định và khơng có tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do biến động của giá vàng thế giới cũng như những biến động và những nhiều yếu tố tác động đến thị trường vàng trong nước, vàng trở lại trở thành hoá đặc biệt và nó ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và bảo đảm ổn định kinh tế xã hội. Bên cạnh đó nhà nước cũng nên có biện pháp hay ban hành nghị định quản lý đối với vàng theo hướng Nhà nước tập trung thống nhất. Hiện nay, các quy định và một số văn bản hướng dẫn thi hành việc quản lý kinh doanh vàng lại có những điểm quy định khác nhau. Cụ thể như nghị định 174 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý một số hoạt động về vàng có liên quan tới chính sách tiền tệ như: xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng miếng. Các hoạt động kinh doanh vàng bạc khác như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hang hoá khác.[5]
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh vàng chỉ cần thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật thương
mại. Sở kế hoạch và đầu tư thực hiện cấp phép, kiếm tra, kiểm soát hoạt động trên thị trường do Bộ Cơng thương chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 thì quy định Ngân hàng Nhà nước được giao là cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng đồng thời đưa vàng trên tài khoản ở nước ngoài vào khái niệm ngoại hối[9]. Còn nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ngoại hội giao Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng. Nghị định 86/1999/NĐ-CPquy định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về dự trữ ngoại hối Nhà nước, trong đó có vàng trong dự trữ ngoại hối Nhà nước[6].
Ngồi ra,với mục tiêu chuyển hóa nguồn vốn trong dân thành nguồn vốn tiền đồng để phục vụ sản xuất, vào năm 2000, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành QĐ Quyết định 432 cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động huy động và cho vay bằng vàng: hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; hoạt động sản xuất vàng miếng; hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; hoạt động huy động, cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng; quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối Nhà nước.[10]Các hoạt động mua bán, sản xuất, gia công vàng của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ không do Ngân hàng Nhà nước quản lý; được cấp phép từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố; quản lý thị trường của Bộ Công thương; xuất nhập khẩu qua Hải quan của Bộ Tài chính; quản lý chất lượng của Bộ Khoa học công nghệ. Rõ ràng, với các văn bản pháp luật trên, người ta thấy vẫn còn nhiều chống chéo, thiếu nhất quán trong quản lý vàng. Và vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng rà sốt để ban hành một Nghị định quản lý đối với vàng theo hướng Nhà nước tập trung và thống nhất hơn.
sàn vàng dẫn đến những biến động cũng như tiềm tang những sự nguy hiểm đối với khơng chỉ nhà đầu tư mà cịn với đảm bảo trật tự xã hội dẫn đến việc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam phải bắt các sàn giao dịch vàng ngừng hoạt động chính thức vào tháng 3 năm 2010. Một số các ngân hàng cũng hoạt động giao dịch vàng trong khi khơng hề được cấp giấy phép, điều đó cho thấy sàn giao dịch một mặt hàng nhạy cảm mà khơng hề có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Sàn giao dịch vàng là một lĩnh vực đầy tiềm năng và rất mới mẻ nên được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy nên xây dựng cho sàn giao dịch vàng một hành lang pháp lý chặt chẽ, Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra quản lý từ việc thành lập sàn giao dịch vàng, cho đến việc quản lý việc lập tài khoản.
Hơn thế nữa nên tổ chức những hội thảo về tổ chức và quản lý sàn giao dịch vàng trong đó có sự tham gia của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, Hiệp hội kinh doanh vàng thế giới và đại diện của nhà nước. Qua đó tìm hiểu rút kinh nghiệm của các nước phát triển chọn ra một phương thức phù hợp với thị trường Việt Nam.
Vấn đề xuất nhập khẩu vàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vàng, như tình hình năm 2009 khi mà nhà nước cấm nhập khẩu vàng, tình trạng nhu cầu vàng tăng cao mà nguồn cung hạn chế dẫn đến những biến động không lường trước được của thị trường vàng, đẩy nhiều nhà đầu tư vào cảnh dở khóc dở cười, sau đó Thống đốc ngân hàng nhà nước cho phép một số doanh nghiệp được nhập khẩu vàng khơng hạn chế điều đó ngay lập tức làm dịu thị trường. Song nếu cứ để nhập khẩu vàng không giới hạn sẽ dẫn đến làm tăng tỷ lệ nhập siêu do Việt Nam 95% nhu cầu vàng là nhập khẩu từ nước ngoài. Nhà nước nên đưa vàng ra khỏi danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu mà xem đây như là một hàng đặc biệt. Nếu vàng không ở trong danh sách các mặt hàng xuất nhập khẩu thì có thể thực hiện chính sách thả nổi việc nhập vàng
theo nhu cầu thị trường và không làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Và như vậy sẽ khơng có chuyện giá vàng trong nước chênh với giá vàng thế giới. Việc thả nổi xuất nhập vàng thì có tái nhập tái xuất và như vậy thị trường ngoại hối sẽ càng lưu thông không bị khan hiếm ngoại tệ giống như nhiều người lo ngại.
Sự quản lý của nhà nước là một trong những yếu tố rất quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế trong xã hội, đặc biệt hơn ở thị trường vàng, một mặt hàng mà sức ảnh hưởng của nó đến các mặt của xã hội là rất lớn, thì cần quản lý hết sức chặt chẽ và có những phương án dự phòng cũng như có kế hoạch phát triển thị trường ngắn hạn và dài hạn.
2.2. Đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một thị trường nào và thị trường vàng cũng khơng năm ngồi. Luật cạnh tranh đã ra đời năm 2004 nhưng đi vào cuộc sống quá chậm cho đến nay nhiều ngành nghề trong nước chưa có được một mơi trường cạnh tranh thật sự lành mạnh và bình đẳng. Trong thị trường vàng không hẳn xuất hiện yếu tố độc quyền,