Các giai đoạn của dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo dự án chủ đề phương trình ở lớp 10 (Trang 31)

Dựa trên các nghiên cứu về DHTDA theo chúng tôi, DHTDA gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án. Giáo viên và học sinh cùng đề xuất các ý tưởng, chủ đề có liên quan đến nội dung, chương trình mơn học. Tuy nhiên, trong thực tế, giáo viên thường có những định hướng cho học sinh hoặc gợi ý một số vấn đề gắn liền với thực tiễn, kích thích tính tị mị, khám phá của các em. Sau đó, giáo viên và học sinh thảo luận, nghiên cứu, dự kiến những nội dung hoặc chủ đề có thể triển khai và xác định mục tiêu chung của dự án.

Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch. Nhiệm vụ của giáo viên:

- Xác định các công việc cần thực hiện; sản phẩm cần đạt được sau khi hoàn thành dự án.

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.

- Chia nhóm học tập và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, đưa ra sản phẩm (kết quả) cần đạt được.

- Dự trù thời gian cần thiết để hoàn thành dự án, phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ trong nhóm; gợi ý cách thức làm việc cho từng nhóm; cung cấp các tiêu chí đánh giá,…

- Thông báo tài liệu tham khảo hỗ trợ cho học sinh, chuẩn bị phương tiện và vật liệu cần thiết.

- Kiểm tra tính khả thi, hướng giải quyết, phương pháp thực hiện dự án; có thể hướng dẫn hoặc điều chỉnh lại nếu các nhóm đi chệch hướng.

Nhiệm vụ của học sinh:

- Dựa trên mục tiêu chung, xác định mục tiêu dự án của nhóm mình. - Chia nhóm: bầu nhóm trưởng và thư kí của nhóm.

- Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, chi tiết hóa dự án của nhóm.

- Phân cơng cơng việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (tùy theo năng lực của mỗi bạn).

- Dựa vào sự phản hồi của giáo viên, xem xét, chỉnh sửa kế hoạch cũng như phương pháp thực hiện dự án của nhóm.

Giai đoạn 3: Thực hiện dự án. Nhiệm vụ của giáo viên:

- Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh. - Kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm.

- Trợ giúp giải quyết các câu hỏi mà học sinh thướng gặp khó khăn tro ng q trình thực hiện, chú ý phân tích những nguồn thơng tin đúng và nguồn thơng tin khơng chính xác.

Nhiệm vụ của học sinh:

- Tiến hành nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, thu thập thơng tin và xử lí thơng tin. - Họp thảo luận nhóm, trao đổi, giải quyết các vấn đề khó khăn.

- Tổng hợp thơng tin, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm của nhóm thành bản thu hoạch.

Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm dự án. Nhiệm vụ của giáo viên

- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm.

- Tổ chức cho các nhóm trao đổi, thảo luận, đặt ra câu hỏi cho các nhóm giải quyết.

- Bổ sung, gợi ý cho các nhóm thực hiện nhằm hồn thiện dự án.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết (máy tính, máy chiếu, …) cho các nhóm báo cáo sản phẩm của dự án.

Nhiệm vụ của học sinh

- Tùy theo dự án của mỗi nhóm để có hình thức trình bày phù hợp. - Các nhóm trao đổi ý kiến, góp ý để hồn thiện dự án.

- Báo cáo sản phẩm nghiên cứu trước lớp. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án.

Nhiệm vụ của giáo viên

- Đưa ra tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên các yếu tố: mục tiêu cần đạt của dự án, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, thời gian hồn thành, nội dung bài báo cáo, hình thức, việc trình bày và trả lời câu hỏi của các thành viên trong nhóm,…

- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. Từ đó, giáo viên tổng hợp, đánh giá chung về quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án. Đối với từng thành viên trong nhóm, việc đánh giá của giáo viên dựa trên sự theo dõi, đánh giá của nhóm trưởng, của các thành viên trong nhóm vá sự tự đánh giá.

Nhiệm vụ của học sinh:

- Từng thành viên trong nhóm tự đánh giá bản thân. - Các nhóm đánh giá lẫn nhau.[3]

1.2.7. Những ưu điểm và hạn chế trong dạy học theo dự án

Như mọi phương pháp giảng dạy, học tập dựa trên dự án đều có cả ưu điểm và nhược điểm. Giả sử rằng tất cả học sinh không thể học theo cùng một cách, điều quan trọng là các nhà giáo dục phải phát triển và thực hiện việc dạy thay thế phương pháp (Muthukrisma et al., 1993). Do đó, Học tập dựa trên dự án không giới hạn về kiến thức và thông tin, nhưng thay vào đó với sự giúp đỡ của giáo viên, họ cung cấp cho học sinh cơ hội để biến đổi chính họ trong quá trình học tập (Aggelakos, 2003). Ngày nay, học đọc khơng cịn đủ nữa. Biết cách giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc và tư duy đổi mới được coi là kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21. Do đó, học tập dựa trên dự án là thường được chấp nhận như một phương pháp hiệu quả cho các quá trình giảng dạy, như giải quyết vấn đề và ra quyết định (Thomas, 2000).

1.2.7.1. Ưu điểm

Theo “Thirteen brilliant outcomes of project-based learning” Terry Heick cho rằng có Mười ba kết quả tuyệt vời của học tập dựa trên dự án cho học sinh[18]

- Học sinh học quản lý dự án (Project management)

Chiến lược: Sử dụng một ban quản lý dự án, thậm chí một ban được sử dụng chủ yếu bới các chuyên gia, để giúp học sinh quản lý các dự án cá nhân hoặc nhóm.

- Học sinh học được cách thấu hiểu và đồng cảm (Grow more empathetic).

Chiến lược: Bắt đầu lập kế hoạch dự án với một đối tượng cụ thể với mối quan tâm cụ thể và cấp bách.

- Học sinh có khả năng phá cách (Students become hacker and rebels). Chiến lược: Cho học sinh thiết kế dự án của riêng họ, hoặc yêu cầu các dự án lặp đi lặp lại hoặc chống lại các xu hướng và mơ hình văn hóa hiện có hoặc giải quyết các mối quan hệ xã hội quan tâm.

- Học sinh học cách suy nghĩ một cách hệ thống (Students become systems thinkers).

Chiến lược: Sử dụng khái niệm sắp đặt, chiến lược trước, trong và sau khi hoàn thành dự án.

- Học sinh trở thành những nhà thám hiểm (They become explorers). Chiến lược: Thiết kế các dự án yêu cầu học sinh kết hợp cả sự hiện diện vật lý và kỹ thuật số với hành vi, bối cảnh vật lý và kỹ thuật số.

- Học sinh trở thành người giải quyết vấn đề (They become problem- solvers).

Chiến lược: Sử dụng học tập dựa trên dự án, các dự án đòi hỏi tư duy phê phán để giải quyết.

- Học sinh trở nên cuồng nhiệt và khác biệt hoàn toàn (They become wildly and unabashedly different).

Chiến lược: Đưa ra các “điểm” hoặc các cơ chế khuyến khích để thưởng cho học sinh đi chệch hướng theo cách nào đó giúp cải thiện chất lượng cơng việc. Ví dụ: Thêm một mức điểm cho các học sinh chấp nhận rủi ro hoặc phát triển các giải pháp phi truyền thống đối với các vấn đề và mối quan tâm của xã hội.

- Học sinh được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập (They are more engaged in the learning process).

Chiến lược: Tạo các điểm kiểm tra trong dự án, học sinh đề xuất các điểm kiểm tra của riêng họ, sau đó chịu trách nhiệm kiểm tra loại phản hồi nào sẽ hữu ích và từ ai.

- Học sinh sẵn sàng cho một nền kinh tế sáng tạo (They are ready for the creative economy).

Chiến lược: Cung cấp cho học sinh cơ hội sử dụng những kỹ năng và nền tảng cụ thể của học sinh trong việc hoàn thành dự án.

- Học sinh được tham gia trong những ý tưởng lặp lại (They engage in iterative thinking)

Chiến lược: Sử dụng học tập trên dự án cho phép học sinh xác định và chuyển các ý tưởng hiện có vào bối cảnh và ứng dụng mới. Ví dụ: Cho phép học sinh lấy một ý tưởng và áp dụng nó cho các doanh nghiệp gia đình, các chương trình tái chế hoặc các nỗ lực sáng tạo như âm nhạc và nghệ thuật.

- Học sinh có các cách suy nghĩ khác nhau (They think divergently). Chiến lược: suy nghĩ bên ngoài cái hộp bằng cách nghĩ khác về hộp. - Học sinh tạo ra được mối liên hệ sâu sắc giữa các ý tưởng. (They make deep connections between ideas)

Chiến lược: Sử dụng các dự án lập kế hoạch chéo chương trình giáo dục bao gồm nhiều nội dung.

- Học sinh học cách chấp nhận rủi ro sáng tạo (They learning to take creative risks)

Chiến lược: Giúp học sinh động não để chấp nhận rủi ro sáng tạo khi bắt đầu một dự án.

Đối với dạy học: Góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành

động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật, cùng một nội dung những học sinh khác nhau sẽ học theo những cách khác nhau.[9]

1.2.7.2. Hạn chế

- Về giáo viên: Giáo viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị các vấn đề liên quan đến dự án

học tập khi vận dụng phương pháp DHTDA. Bên cạnh đó, giáo viên đã quen với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học truyền thống nên ngại khơng muốn thay đổi trong q trình dạy học của mình.

1.2.7.3. Những khó khăn học sinh gặp phải khi học tập theo dự án và giải pháp pháp

a. Khó khăn

Thực hành học tập dựa trên dự án ở trường, là sắp xếp những gì học sinh đang học với nhu cầu của nơi làm việc hiện đại, làm cho nó trở thành một mục tiêu mong muốn cho các trường theo đuổi. Hai thách thức quan trọng nhất là làm việc nhóm, một kỹ năng quan trọng có khả năng gây xung đột và tự do cho học sinh, và khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc thích nghi với vai trị dạy và học phi truyền thống. Những thách thức quan trọng khác bao gồm khối lượng cơng việc địi hỏi cho giáo viên và học sinh, kiến thức nội dung hời hợt, thiếu hướng dẫn thực hiện rõ ràng, thiếu tập trung vào kết quả học tập được xác định, thiếu nhân sự được đào tạo có thể dẫn dắt DẠY HỌC THEO DỰ ÁN và thiếu phát triển chuyên môn đầy đủ để đào tạo DẠY HỌC THEO DỰ ÁN.

Học sinh coi làm việc nhóm là một thách thức. Mặc dù họ nhận ra lợi ích to lớn của nó với nghề nghiệp trong tương lai. Thái độ của học sinh đối với làm việc nhóm là mơ hồ. Một số hồn tồn khơng muốn làm việc nhóm, tuy nhiên khi được phân cơng vào nhóm có các thành viên tích cực thì họ lại cảm thấy khá hứng thú với việc này.

b. Giải pháp

Trong một bài báo có tiêu đề: Những gì thanh thiếu niên phẫn nộ: Các lớp học do học sinh kiểm sốt chứ khơng phải giáo viên, tác giả cho rằng hầu hết các học sinh ghét làm việc nhóm vì họ cho rằng những đứa trẻ thơng minh làm tất cả các công việc.

Khi đọc các tài liệu để xác định những gì làm nên tinh thần đồng đội tuyệt vời, hầu hết các nguồn đều chỉ ra việc tạo ra một bầu khơng khí học tập, nơi học sinh thoải mái thảo luận các vấn đề liên quan đến cuộc sống và niềm tin của chính mình mà khơng sợ bị chỉ trích hay phán xét.

Qua đó, chúng tơi cho rằng những giải pháp sau khắc phục được những khó khăn trên:

Đối với giáo viên:

- Phân công công việc cho từng thành viên phải đảm bảo phù hợp với năng lực của họ là điều quan trọng, nó khiến học sinh có thể đóng góp được ý kiến của bản thân.

- Tạo ra bầu khơng khí thoải mái, tích cực, chủ động. Đối với học sinh:

Để học sinh có thể hoạt động nhóm một cách hiệu quả thì bản thân học sinh phải tự trang bị được một số kỹ năng cộng tác:

- Lắng nghe tích cực và phê phán mang tính chất xây dựng.

- Hợp tác – đây không chỉ là việc học sinh làm việc cùng nhau mà là hợp tác trong học tập.

- Chia sẻ - trong khi phân công công việc, không phải tất cả các thành viên trong nhóm có thể hồn thành cơng việc được giao, vì vậy rất cần sự chia sẻ của các thành viên trong nhóm.

1.2.8. Các bước chuẩn bị một dự án cho giáo viên và học sinh

1.2.8.1. Tìm ý tưởng dự án.

Từ nội dung bài học, giáo viên suy nghĩ về ý tưởng của DA: như các ứng dụng của Toán học vào kĩ thuật và sản xuất, những vấn đề đang được thế giới quan tâm (ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng khoảng năng

lượng, …). Riêng các nội dung lí thuyết mà chương trình buộc phải dạy theo các PP truyền thống khơng thích hợp cho DHTDA.

1.2.8.2. Xác định mục tiêu của dự án.

Sau khi hình thành ý tưởng, giáo viên xác định mục tiêu DA, bao gồm: mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, trong đó chú ý đến các hoạt động học tập với tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, ĐG.

1.2.8.3. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.

Bước quan trọng nhất của việc thiết kế DA là xây dựng bộ câu hỏi định hướng. Nó giúp học sinh tập trung vào những hoạt động học tập chủ yếu. Thông qua những câu hỏi gợi ý, có tính mở, buộc học sinh phải tư duy về những vấn đề cần phải giải quyết. Có 3 dạng câu hỏi định hướng: câu hỏi khái quát (CHKQ), câu hỏi bài học (CHBH), câu hỏi nội dung (CHND).

* Câu hỏi khái quát: là yếu tố trọng tâm của DHTDA, có đặc điểm là xuất hiện một cách tự nhiên thông qua người học và môn học, dẫn đến những câu hỏiquan trọng khác. CHKQ gợi mở hướng nghiên cứu, mở rộng vấn đề, khuyến khích thảo luận, đặt nền tảng cho các câu hỏi tiếp theo. Học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng khơng có câu trả lời duy nhất đúng.

* Câu hỏi bài học: là câu hỏi có liên quan trực tiếp đến dự án, hỗ trợ và phát triển CHKQ, hướng HS vào một chủ đề hoặc bài học cụ thể. CHBH có đặc điểm là đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với CHKQ, khơng có câu trả lời đúng duy nhất, được thiết kế nhằm khuyến khích và duy trì hứng thú của học sinh. CHKQ và CHBH là một thể thống nhất, không thể tách rời, chúng đều có chung mục đích là: định hướng cho việc học, khuyến khích người học, hướng dẫn người học khám phá những ý tưởng cần thiết.

kiến thức, về kĩ năng. CHND liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết và thơng tin có tính tổng quát, tương tự như các câu hỏi trong các bài kiểm tra. Chúng hỗ trợ CHKQ và CHBH, CHND có câu trả lời cụ thể, rõ ràng, thuộc loại câu “đóng”.

1.2.8.4. Thiết kế dự án

Sau khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng, giáo viên đưa ra dự án, gồm: mục tiêu DA, cơng việc chính, địa điểm thực hiện và SP cần xây dựng: Sản phẩm dự án có thể là bài trình diễn, áp phích, tờ rơi, website hay một SP thật.

1.2.8.5. Kế hoạch của giáo viên và học sinh.

Để tổ chức DHTDA tốt và đảm bảo học sinh tham gia tích cực vào q trình học, giáo viên cần lên kế hoạch, trong đó mục đích của dự án phải bám sát mục tiêu dạy học. Việc xây dựng kế hoạch của giáo viên là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng đầu tiên đến kết quả của bài học.

Khi lập kế hoạch, học sinh phải lưu ý đến các yêu cầu sau: xác định mục tiêu, thời gian, dự tính các vấn đề về tài chính, cơ sở vật chất, kĩ thuật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo dự án chủ đề phương trình ở lớp 10 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)