Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Viễn thông quốc tế VTI (Trang 93)

III. Một số đề xuất đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện việc xõy dựng

1.Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo một môi trường tốt nhất cho Công ty cũng như cho các doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh và xây

dựng văn hoá doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn hố doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hoá trong kinh doanh của cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hoá doanh nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường được phát triển lành mạnh, đạt hiệu quả cao đồng thời văn hoá doanh nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta.

Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài, nâng cao sức cạnh tranh, có kế hoạch kinh doanh theo định hướng, quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công ở trong nước mà còn vươn ra thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lý kinh doanh cò con, manh mún.

Thể chế đó cũng phải khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hợp pháp trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân, đạt lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và doanh nhân đồng thời kết hợp hài hồ với lợi ích tồn xã hội nhưng khơng vì thế mà triệt tiêu lợi ích các nhân, triệt tiêu động lực kinh doanh. Bên cạnh đó, phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, những kiểu làm ăn phi văn hoá, chạy chọt cửa sau, lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời. Doanh nghiệp phải tôn trọng đặc biệt là phải giữ chữ tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.

Thể chế đó phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế khắc phục sự phân biệt đối xử, đảm bảo cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong khn khổ luật pháp, khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Điều cấp bách là Nhà nước phải có các quy phạm pháp luật về khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, kiểm sốt và hạn chế độc quyền.

Thể chế đó cũng phải chú trọng nhân tố con người, phát triển con người đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tôn vinh doanh nhân giỏi. Trong doanh nghiệp, cần phải đảm bảo thu nhập hợp pháp của chủ doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cần tạo ra môi trường hồ thuận, chung sức chung lịng thực hiện mục tiêu kinh doanh vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và lợi ích của mỗi thành viên trong

doanh nghiệp.

2. Nhà nước khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế hăng hái làm giàu cho mình và cho đất nước

Nhà nước cần khuyến khích người dân xoá bỏ quan niệm coi kinh

doanh là xấu, coi thường thương mại, xoá bỏ tâm lý ỷ lại, dựa vào bao cấp của

Nhà nước. Nhà nước đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hố. Bên cạnh đó, tơn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo

trong kinh doanh, đạt hiệu quả cao, làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân cũng như của mỗi gia đình, ngày nay, mọi người dân đã thấy rõ việc chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường là tất yếu, thái độ của dân chúng đối với kinh tế thị trường là thái độ thiện cảm. Vấn đề còn lại là các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục thay đổi tư duy quản lý, đề xuất những chủ trương, chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân.

3. Nhà nước cần đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính dân chủ trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá

Đây là một yêu cầu hết sức búc xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế đất nước cũng như việc hình thành văn hố doanh nghiệp nước ta hiện nay. Điều cần nhấn mạnh hiện nay là cần phải xoá bỏ cơ chế “xin cho”, xoá bỏ những thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá. Nhà nước cần sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, khắc phục sự chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính trong quản lý điều hành. Việc lành mạnh hóa cán bộ, cơng chức là rất cần thiết để khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và phẩm chất khơng những đã làm sai lệch những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước gây cản trở, phiền hà đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh mà khơng ít trường hợp đã tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, làm xấu văn hoá doanh nghiệp.

Nhà nước cũng cần thường xuyên, định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp để cùng trao đổi ý kiến về việc thực hiện các cơ chế, chính sách, qua đó giúp doanh nghiệp hiểu thêm nội dung các cơ chế, chính sách và các cơ quan Nhà nước cũng nghe được tâm tư,

nguyện vọng của doanh nghiệp, nắm thêm thực tế giúp doanh nghiệp hoạch định chính sách sát thực tế hơn. Các cơ quan Nhà nước cần tạo thói quen làm việc với hiệp hội doanh nghiệp, tôn trọng các quyền của hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng pháp luật của Hiệp hội doanh nghiệp. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong văn hóa quản lý.

Như vậy, văn hố doanh nghiệp chỉ có thể được xây dựng và hình thành trong mơi trường văn hố lãnh đạo, văn hoá quản lý được đổi mới, nâng cao, đúng tầm, có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với văn hố doanh nghiệp.

4. Nhà nước cần giáo dục văn hoá cho những người làm kinh tế

Ngồi các yếu tố như luật pháp, chính sách…sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức và trình độ văn hố của những người làm kinh tế.

Các nhà kinh doanh là những người có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn hố khác nhau nên có cơ hội học hỏi được nhiều giá trị văn hố tốt đẹp, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế có văn hố, hạn chế rất nhiều sự phát triển kinh tế không văn hoá tức là hạn chế các kiểu kinh doanh bất chính, chụp giật, phi nhân bản.

Người có văn hố, hiểu biết lịch sử văn hoá truyền thống của dân tộc mình, lại hiểu biết được văn hố của dân tộc khác chắc chắn sẽ có phong cách giao tiếp và ứng xử cao đẹp. Nhà nước cần phải có các biện pháp giáo dục, đào tạo kiến thức văn hoá cho các nhà kinh doanh để giúp họ nâng cao trình độ nhận thức thơng qua các chương trình văn hố nghệ thuật, giải trí, du lịch, câu lạc bộ…Chỉ khi ở trên một nền tảng văn hố cao, các doanh nghiệp mới có được một mơi trường thuận lợi cho công việc kinh doanh, mở đường cho sự tăng trưởng kinh tế. Và chỉ khi có sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của con người, chúng ta mới có thể tạo ra được sự ổn định và phát triển của kinh tế – xã hội.

Trên đây là một số giải pháp cũng như đề xuất đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Cơng ty Viễn thơng Quốc tế VTI nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành viễn thơng nói chung. Có thể những giải pháp này đơi chỗ cịn có những hạn chế nhất định nhưng hi vọng rằng nó sẽ giúp ích nhiều cho Công ty Viễn thông Quốc tế cũng như các doanh nghiệp khác trong quá trình xây dựng và hồn thiện văn hóa doanh nghiệp của riêng mình.

Lời kết

Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt q trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì yếu tố cơ bản đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững cho doanh nghiệp chính là văn hố doanh nghiệp đặc trưng của doanh nghiệp đó. Một văn hố doanh nghiệp mạnh chính là chất keo gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn, tăng sự ổn định và giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp và thúc đẩy tính sáng tạo, năng động, nhạy bén của các nhân viên. Văn hoá doanh nghiệp chính là chìa khố giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh, Công ty Viễn thông Quốc tế VTI đã và đang xây dựng được cho mình một bản sắc văn hố doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng văn hố doanh nghiệp cịn tồn tại nhiều hạn chế do đó trong thời gian tới Cơng ty cần nhanh chóng áp dụng một số biện pháp hữu hiệu để có được một bản sắc văn hố doanh nghiệp hồn thiện .

Do đề tài này cịn mới lạ, hơn nữa lại có nhiều cách tiếp cận khác nhau, bản thân còn thiếu kiến thức thực tế về các hoạt động sản xuất kinh doanh nên luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía thầy cơ, các bạn và những ai quan tâm tới vấn đề văn hoá doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ngơ Đình Giao – Nguyễn Đình Phan (1991), Mơi trường kinh doanh và

đạo đức kinh doanh, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

3. Verne E. Henderson (1996), Đạo đức kinh doanh, Nhà xuất bản Văn hoá,

Hà Nội.

4. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

5. David H. Maister (2003), Bản sắc văn hoá doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Văn hoá, Hà Nội.

6. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hố

thơng tin, Hà Nội.

7. Nguyễn Mạnh Quân (2004), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá

doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

8. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội.

9. Hồ Chí Minh tuyển tập – tập 3 (1995), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Website: http://www.chungta.com.vn/vhdn 11. Website: http://www.dddn.com.vn

Danh mục bảng biểu, sơ đồ

1. Hình 1: Sơ đồ quy trình dịch vụ của Cơng ty ....................................... 37

2. Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Viễn thông Quốc tế ................. 40

3. Bảng 1: Cơ cấu lao động trong Công ty Viễn thông Quốc tế............... 45

4. Bảng 2: Tuyển dụng lao động năm 2007 ............................................. 46

5. Bảng 3: Thực hiện chăm sóc khách hàng tới 9/07 ............................... 47

6. Bảng 4: Chương trình khuyến mại của Cơng ty tới 9/07 ...................... 48

7. Bảng 5: Kế hoạch phát triển mạng lưới Công ty năm 2008 ................. 50

8. Bảng 6: Các chỉ tiêu doanh thu - lợi nhuận của VTI 2005-2006 ......... 57

9. Biểu đồ thị phần lưu lượng điện thoại quốc tế chiều về năm 2006 của Việt Nam .................................................................................................. 59

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Viễn thông quốc tế VTI (Trang 93)