Hoạt động quản trị rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế tại các doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân việt nam (Trang 68 - 72)

doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1. Nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro

Rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế đang có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về tính chất nghiêm trọng cũng như sự cần thiết phải có các biện pháp phịng ngừa, né tránh những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp mình.

Trước những rủi ro mang tính vĩ mơ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tỏ ra còn thụ động. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa cập nhật, tìm hiểu các văn bản pháp lý cũng như quan tâm đến hoạt động tư vấn pháp lý. Hiện nay, hầu như tất cả các công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngồi đều có bộ phận hoặc nhân viên đảm trách việc liên quan đến chính sách, pháp luật với chức năng là cầu nối của doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước giải quyết những sự vụ cụ thể liên quan đến công ty về mặt hành chính. Ngồi ra, bộ phận này cịn chịu trách nhiệm cập nhật mọi thông tin liên quan đến các văn bản pháp luật và đưa đến các phòng ban khác trong công ty. Nhưng với các công ty lớn của Việt Nam, sự đảm trách nhiệm

vụ này chưa được phân quyền, phân trách nhiệm cụ thể cho một bộ phận hoặc một cá nhân nào. Các phòng ban thường tự thu thập và cập nhật thông tin theo năng lực của mình, chưa mang tính chun nghiệp cao. Cịn tại các công ty nhỏ, công việc này thường dựa vào năng lực của lãnh đạo cơng ty, các phịng ban thường bỏ qua việc này và chỉ tập trung vào chun mơn.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng chưa quen sử dụng hoặc khó tiếp cận với một số dịch vụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi đến kỳ hạn thanh tốn thì liên hệ trực tiếp với ngân hàng mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay. Đồng tiền thanh toán chủ yếu vẫn là USD và tỷ giá được Nhà nước điều chỉnh khá ổn định. Tuy nhiên, dù lựa chọn đồng tiền thanh tốn nào thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro về tỷ giá nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tự phỏng đốn và tự tính mà khơng sử dụng các công cụ chuyên nghiệp trên thị trường tiền tệ. Trong thực tế, chỉ có một vài doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá, và gần đây mới bắt đầu có sử dụng nghiệp vụ quyền chọn.

2.3.2. Thực trạng các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.

Trước những rủi ro đang diễn ra trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, những biện pháp cơ bản đang được áp dụng tại Việt Nam nhằm hạn chế những rủi ro này bao gồm:

2.3.2.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Nếu so với thế giới thì lịch sử bảo hiểm của Việt Nam cịn khá non trẻ. Trước năm 1954, hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia hệ thống bảo hiểm của Pháp. Từ năm 1954 đến năm 1965, miền Bắc Việt Nam vẫn chưa có hệ thống, quy tắc bảo hiểm riêng mà chỉ làm đại lý cho bảo hiểm hàng hải Trung Quốc với ba loại hình bảo hiểm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, tái bảo hiểm và bảo hiểm thân tàu. Từ tháng 12/1965, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam được thành lập (viết tắt là Bảo Việt) đã xây dựng và tiếp nhận dịch vụ bảo hiểm

dưới ba loại hình như đại lý bảo hiểm cho Trung Quốc. Sau khi hịa bình, thống nhất cả nước, nhất là sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, bảo hiểm Việt Nam trong đó có bảo hiểm hàng hải phát triển nhanh chóng. Sau đó, một loạt cơng ty bảo hiểm hàng đầu trên thế giới đã có mặt tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhiều công ty bảo hiểm được thành lập để thực hiện kinh doanh bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm phát triển nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập của mình. Trong những năm gần đây, số phí bảo hiểm mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua tại Việt Nam và chuyển ra nước ngoài tăng đáng kể, bình quân khoảng trên 30 triệu USD/năm. Điều này cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế cũng có doanh nghiệp chỉ mua bảo hiểm cho đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng mà khơng biết lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp với loại hàng hóa, với phương thức chuyên chở. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường nhập CIF, bán FOB để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong quá trình giao nhận khi chưa thực sự am hiểu về các quy tắc quốc tế.

2.3.2.2. Quản trị rủi ro hối đối

Như đã phân tích trong mục 2.2.2.1.c, hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam việc thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối để hạn chế những rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đối gây nên cịn hạn chế, nguyên nhân một phần là do nhận thức cũng như chuyên môn của những cán bộ tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cịn hạn chế, một phần là do thị trường hối đoái tại Việt Nam chưa thực sự phát triển, các ngân hàng thương mại chưa cung cấp và tư vấn các dịch vụ liên quan đến việc hạn chế những rủi ro này.

2.3.2.3. Một số biện pháp khác

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã áp dụng một số biện pháp nhằm đảm bảo an tồn trong khâu sản xuất, phịng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong khâu này (những rủi ro mà doanh nghiệp hồn tồn có thể chủ động phòng tránh). Những biện pháp có thể kể đến như áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn hệ thống trong thiết kế, xây dựng và vận hành các khu nhà xưởng sản xuất; ban hành các quy định về an tồn trong phịng chống cháy nổ, trong khâu vận chuyển, trong quá trình sản xuất cũng như những quy định an tồn về vệ sinh mơi trường.

Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ ngoại thương cũng như người lao động. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể chủ động phịng chống cũng như hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải trong q trình kinh doanh của mình.

Qua nghiên cứu hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam cũng như những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa, có thể rút ra kết luận: hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân tuy vậy hoạt động này cũng chứa đựng khơng ít rủi ro. Trong khi đó, những biện pháp các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro chưa thực sự phát huy hiệu quả cũng như các biện pháp hiệu quả chưa được áp dụng rộng rãi nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân việt nam (Trang 68 - 72)