Một sự thật đã chứng minh rằng mọi quốc gia khơng thể đứng một mình cơ lập mà có thể giàu có , đầy đủ được. Sự phụ thuộc và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khó có thể đảo ngược. Khơng nằm ngồi quy luật đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới là: cùng với sự chuyển đổi quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường là từng bước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Hội nhập kinh tế tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gây ra chúng ta nhiều nguy cơ rủi ro mới. Hội nhập kinh tế tức là xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và giảm thuế nhập khẩu làm cho giá cả trong nước và quốc tế cân bằng, kinh doanh nhập khẩu không còn hấp dẫn như trước nữa. Hội nhập kinh tế làm cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu bị cạnh tranh khốc liệt hơn, có nguy cơ bị loại bỏ thương trường.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Việt Nam đã tăng cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới và khu vực.
Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế như sau:
- Nhập siêu có xu hướng tăng
- Lịch trình giảm thuế quan và phi thuế quan diễn ra nhanh chóng trong các quốc gia trên thế giới sẽ tác động trực tiếp đến thị trường Việt Nam, là một sức ép lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, hầu như các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được những thách thức, nguy cơ trong tiến trình hội nhập. Hầu như các doanh nghiệp chưa có một chiến lược hoặc kế
hoạch, giải pháp nhằm từng bước thích nghi với điều kiện, mơi trường kinh doanh quốc tế mang tính cạnh tranh cao hơn.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những mặt hàng công nghiệp chế biến được kích thích xuất khẩu với nhiều chính sách ưu đãi trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nông sản, dầu thô, hải sản chưa qua chế biến. Như vậy, Việt Nam sẽ khơng có lợi nhiều nếu chúng ta không đẩy nhanh đầu tư vào cơng nghiệp chế biến để có những sản phẩm qua chế biến xuất khẩu.
- Với chất lượng thấp hơn, giá cả hàng hóa cao, các mặt hàng của Việt Nam khơng có ưu thế cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới nếu chỉ dựa vào sự độc đáo của mẫu mã, chủng loại. Nếu khơng có những cải tiến cơ bản về công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì hàng hóa Việt Nam khó lịng có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
- Sự chênh lệch về trình độ khoa học cơng nghệ, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, cạnh tranh quốc tế, thiếu một mạng thơng tin cập nhật về tình hình thị trường, thua kém về trình độ quản lý kinh doanh… cũng là những nguyên nhân gây ra những rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập mà chưa ai có thể lường trước được mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào.
Đó là những rủi ro chung đối với nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, riêng đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải sẽ gia tăng về cả tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Đối tác trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đa dạng, hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau, do vậy việc tìm hiểu kỹ các đối tác cũng như mơi trường kinh doanh tại các quốc gia gặp khơng ít khó khăn.
- Trình độ khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng cao cũng là nguyên nhân làm gia tăng gian lận thương mại, những gian lận này ngày càng
mang tính tinh vi, phức tạp hơn khiến các nhà xuất nhập khẩu khó nhận biết được những hành vi này mặc dù có sự tìm hiểu chu đáo trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa của mình.
- Cùng với sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì các nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên có kế hoạch nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ của mình, đáp ứng được những thay đổi của điều kiện kinh doanh.
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy rằng một khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì tính chất và mức độ của những rủi ro mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có thể gặp phải ngày càng gia tăng. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được những vấn đề này và quan tâm hơn nữa về hoạt động quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh của mình.