Hƣớng dẫn học sinh quy trình lập Bản đồ Tƣ duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy dạy học chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật chương trình chuyên sinh sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 50 - 54)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Hƣớng dẫn học sinh quy trình lập Bản đồ Tƣ duy

2.2.1. Cho học sinh làm quen với phương pháp học bằng Bản đồ Tư duy

* Trƣớc khi áp dụng phƣơng pháp “Sử dụng BĐTD trong dạy học” giáo viên giới

thiệu cho học sinh xem một số đoạn phim ngắn nói về hiệu quả của việc sử dụng BĐTD khi ghi bài, học bài.

* Giới thiệu cho học sinh một số BĐTD hoàn chỉnh về kiến thức đã học. * Cho học sinh tập đọc hiểu một số BĐTD về kiến thức đã học.

2.2.2. Giới thiệu cho học sinh quy trình lập Bản đồ Tư duy

* Bƣớc 1: vẽ chủ đề ở trung tâm trên 1 mảnh giấy, chủ đề có thể là một từ khóa, một hình ảnh hoặc một câu danh ngơn, câu nói gợi ấn tƣợng sâu sắc về chủ đề. Nên sử dụng màu sắc thích hợp để vẽ chủ đề

* Bƣớc 2: vẽ các nhánh chính nối với hình ảnh trung tâm (các nhánh cấp 1), viết “từ khóa” cho từng nhánh chính.

* Bƣớc 3: Tạo nhánh cấp 2 là các nhánh đƣợc triển khai ý từ nhánh cấp 1, viết “từ khóa” cho mỗi nhánh cấp 2.

* Bƣớc 4: Tạo các nhánh con từ các nhánh trƣớc đó, vẫn theo nguyên tắc triển khai ý từ các nhánh trƣớc đó

* Bƣớc 5: Hồn thiện bằng cách thêm, bớt nội dung, hình ảnh, hình vẽ, bố trí các nhánh đều quanh trung tâm sao cho bản đồ tƣ duy có hình thức đẹp, cân đối, dễ đọc.

2.2.3. Giới thiệu cho học sinh những lưu ý khi lập Bản đồ Tư duy

* Chỉ sử dụng một từ hay cụm từ ngắn gọn để diễn đạt một nội dung kiến thức nào đó. * Luôn dùng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.

* Các nhánh cấp 1 khác nhau nên dùng các màu sắc khác nhau.

* Tất cả các nhánh tỏa ra từ cùng một nhánh cấp 1 nên có cùng màu sắc và cùng màu chữ.

* Nên dùng các đƣờng kẻ cong để thu hút sự chú ý của mắt nhiều hơn. * Các nhánh càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng đƣợc tơ đậm hơn * Sử dụng mũi tên, biểu tƣợng hay hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. * Thêm nhiều hình ảnh giúp lƣu chúng vào trí nhớ tốt hơn. * Có thể đánh số thứ tự cho nhánh .

* Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào.

* Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác. * Nghĩ trƣớc khi viết.

* Viết có tổ chức, viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần)

Sau khi hƣớng dẫn học sinh quy trình lập BĐTD giáo viên giới thiệu cho học sinh xem một số đoạn phim ngắn hƣớng dẫn học sinh cách vẽ bản đồ tƣ duy bằng phần mềm vẽ BĐTD trên máy tính.

2.2.4. Cho học sinh thực hành thiết kế Bản đồ Tư duy

Chúng ta thực hiện sáng tạo BĐTD đầu tiên với chủ đề “Trao đổi chất và năng lƣợng ở động vật” là một chủ đề liên quan đến môn sinh học mà học sinh đã đƣợc học ở trƣờng THCS.

* Cấp độ 1

Đầu tiên, lấy một tờ giấy trắng và vài chiếc bút màu. Xoay tờ giấy theo chiều ngang khiến nó trơng rộng hơn. Tại trung tâm của tờ giấy, bạn vẽ một hình ảnh liên quan đến trao đổi chất và năng lƣợng ở động vật mà bạn hình dung trong đầu. Sử dụng bút màu tơ theo ý thích của bạn.

* Cấp độ 2

Sau đó, vẽ vài nhánh to, toả ra từ hình ảnh trung tâm. Sử dụng các màu khác nhau cho mỗi nhánh. Những nhánh đó sẽ diễn tả những suy nghĩ chính của chúng ta về quá trình trao đổi chất và năng lƣợng đó. Chúng ta có thể đƣa vào bốn nhánh. Trên mỗi nhánh, ghi bằng các chữ in hoa to, rõ ràng bốn từ khoá đầu tiên chợt nảy ra trong đầu chúng ta khi ta nghĩ tới chủ đề “trao đổi chất và năng lƣợng ở động vật ”.

Ngay lúc này, chúng ta có thể thấy BĐTD của chúng ta trƣớc hết là sản phẩm của các đƣờng kẻ và các từ. Vì vậy, chúng ta có thể phát triển nó bằng cách thêm vào những thành phần quan trọng nhƣ các bức tranh và các hình ảnh từ trí tƣởng tƣợng của chúng ta. “Một bức tranh có giá trị bằng một ngàn từ”. Do vậy sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và năng lƣợng để viết hàng ngàn từ trong lời chú giải của chúng ta. Đồng thời cũng dễ nhớ hơn.

Đối với mỗi từ khoá, chúng ta vẽ theo một bức tranh ngay bên cạnh để diến tả và nhấn mạnh nó. Dùng các bút màu và một chút tƣởng tƣợng của chúng ta. Không cần phải là một tác phẩm nghệ thuật mà chỉ cần lột tả đƣợc ý tƣởng của chúng ta.

* Cấp độ 3

Bây giờ, hãy sử dụng sự liên tƣởng để mở rộng BĐTD này trong phạm vi tiếp theo của nó. Trở lại với BĐTD của chúng ta, nhìn lại bốn từ khóa mà chúng ta đã đặt trên nhánh chính. Các từ khố này sẽ khuấy động những ý tƣởng xa hơn trong đầu chúng ta. Ví dụ nhƣ, nếu chúng ta nói đến q trình tiêu hóa thì chúng ta cần tìm hiểu xem tiêu hóa là gì, diễn ra nhƣ thế nào và kết quả cuối cùng là gì.

Vẽ các nhánh xa hơn từ mỗi từ khoá sao cho phù hợp với những liên tƣởng mà chúng ta đã tạo ra. Hơn nữa, số nhánh mà chúng ta có hồn tồn phụ thuộc vào số ý tƣởng mà chúng ta đã đƣa ra - số ý tƣởng này có thể là vơ hạn. Tuy nhiên, để đơn giản, dễ hiểu thì chúng ta có thể chỉ vẽ 3 hoặc 4 nhánh con. Trên các nhánh con này, chúng ta thực hiện đúng nhƣ đã làm ở giai đoạn đầu: viết ra rõ ràng các từ điền vào các nhánh này. Sử dụng các từ chính trên nhánh để mơ tả ba từ khố mới của chúng ta. Sau đó chúng ta sẽ tơ màu và đƣa hình ảnh lên các nhánh con này.

Nhƣ vậy là BĐTD về “trao đổi chất và năng lƣợng ở động vật ” đã đƣợc hoàn thành. Chúng ta nhận thấy một BĐTD hoàn thiện chứa đựng rất nhiều các biểu tƣợng, mã, đƣờng kẻ, nhiều từ, nhiều màu sắc và hình ảnh. Bản đồ Tƣ duy cho ta cái nhìn tổng thể mà lại rất chi tiết về vấn đề cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy dạy học chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật chương trình chuyên sinh sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)