Qua cầu treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng đường hồ chí minh trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông trần hưng đạo hà đông hà nội (Trang 66 - 67)

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đơng- Hà Nội) Cầu treo bắc qua sông Talê- Đường 20, do tiểu đồn cơng binh 23 anh hùng xây dựng. Cầu có thể tải trọng 2 xe/lượt, được thiết kế bởi mố cầu cơ động. Khi bị oanh tạc, công binh cất đầu cầu tại bờ sông,cầu đã tồn tại ở trọng điểm này 4 năm, đảm bảo an toàn cho hàng ngàn chuyến xe chở hàng ra mặt trận. Khi đi qua cầu treo, người lái xe cũng phải thật gan dạ và anh dũng thì mới có thế cho xe và hàng qua được vì sự dập dềnh và chênh vênh của cầu sẽ làm cho cả người và xe có thể bị hất xuống sơng bất cứ lúc nào. Cứ 13 xe đi

qua thì có 9 xe bị hất xuống sơng nhưng điều đó khơng cản được những dịng xe, khơng cản được lịng người chiến sĩ đưa hàng ra mặt trận phục vụ cho chiến đấu.

Dạy phần II, mục 2: Vai trò của hậu phương miền Bắc từ 1965 đến 1968.Trong giai đoạn đối mặt với những khó khăn của chiến lược chiến tranh cục bộ khi Mỹ leo thang bắn phá ra miền Bắc nhưng nhân dân miền Bắc vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương. Cùng với tuyến đường vận chuyển trên biển, trong vòng 4 năm (1965 - 1968) “miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước” [2, tr. 180].

Để có được những chuyến hàng vào tiền tuyến, ngoài phương thức gùi thồ, ngựa thồ, voi thồ thời kỳ đầu thì ở thời kì này đã sử dụng các loại xe cơ giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng đường hồ chí minh trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông trần hưng đạo hà đông hà nội (Trang 66 - 67)