Các nguồn sinh ra khí CO trong cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương cacbon silic hóa học 11 nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 68 - 70)

Nguồn: http://www.casafehomes.org/images/COsources.jpg

Khuyến cáo Cách phịng chống ngạt khí CO

- Không để xe hơi hoặc xe máy nổ máy trong gara, trong nhà ngay cả khi mở cửa. - Không đặt máy phát điện trong nhà, hay ở gầm sàn nhà. Nên nhớ rằng dù mở các cửa chính và cửa sổ hoặc dùng quạt vẫn khơng ngăn ngừa khí CO tích tụ trong nhà. Máy phát điện phải để cách xa cửa sổ và cửa chính đang mở.

- Không đốt than, củi, không ủ bếp than trong nhà, trong lều, trong xe đóng kín cửa. - Khơng dùng khí đốt, lị nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm.

- Không sử dụng thiết bị đốt khí gas khơng có thơng hơi trong phịng kín hoặc trong phịng ngủ.

- Định kỳ kiểm tra thiết bị an tồn của bếp gas, lị sưởi.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 4:

Các biểu hiện của việc ngạt khí CO nêu trong bài báo nói trên: hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, suy hơ hấp nặng, tồn thân tím tái.

Cách xử lí khi thấy có người bị ngạt khí, cần cấp cứu:

- Mở hết các cửa để khơng khí tràn vào và đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện (gọi 115) để cấp cứu, hạn chế di chứng, cần phải lưu ý đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu (đeo khẩu trang phòng độc).

- Người đến cấp cứu nạn nhân cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ. BÀI 66. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THAN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, nhiều vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại đáng báo động.

Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò.

Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính tốn một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn NOx, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương cacbon silic hóa học 11 nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 68 - 70)