III Đánh giá tình hình nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm bia HaLiDa trong thời gian qua
3. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm HaLiDa
tranh cho sản phẩm HaLiDa
Bên cạnh những thành công đạt được trong việc mở rộng thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều tiến triển nhưng cũng phải thừa nhận rằng công tác đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm HaLiDa còn có nhiều hạn chế cần phải xem xét khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Công ty hơn nữa.
Một trong những hạn chế lớn nhất của Công ty là việc mở rộng thị trường ở phía Nam chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường này, nhưng chưa có một kế hoạch lâu dài để phát triển thị trường này. Thị trường miền Nam được đánh giá là tiềm năng hơn miền Bắc và miền Trung với ba lý do: thứ nhất là thời tiết ở đây quanh năm là mùa hè, rất thuận lợi cho các sản phẩm giải khát. Thứ hai là do tập quán của người miền Nam khác miền Bắc, họ thường xuyên nhậu hơn và đồ uống thường là bia hơn là các loại nước khác. Thứ ba, đó là mức sống của dân miền Nam cao hơn hẳn miền Bắc và miền Trung.
Cái hạn chế thứ hai là vấn đề quảng bá sản phẩm, dường như việc quảng cao cho bia HaLiDa chỉ diễm ra ở dịp gần tết và đầu mùa hè, trong khi đó các sản phẩm như Tiger, Đại Việt …họ tiến hành quảng cáo rưất là thường xuyên, và nội dung quảng cáo cũng luôn được thay đổi để đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Ngoài ra Công ty vẫn cha thiết lập cho mình một tranh Web theo đúng nghĩa của nó, hiện tại trang web của Công ty chỉ là giới thiệu qua về Công ty, ngoài ra không có một chút thông tin gì về hoạt động của Công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thu thập thông tin của người tiêu dùng qua mạng khi mà họ không có thời gian để phản ánh chất lượng sản phẩm lên Công ty cũng như tìm hiểu các mặt hàng tiêu dùng qua mạng. Do đó HaLiDa rất dễ bị mất thị phần từ tay các đối thủ của mình.
Một vấn đề nữa cần phải xem xét để nầng cao khả năng cạnh trạnh là việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Chính nhờ có sự nghiên cứu chuyên sâu sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mẫu mã đa dạng, đặc biệt là sẽ giảm được chi phí trong quá trình sản xuất, từ đó mở rộng thị phần. Hiện nay vấn đề này đẵ được thực hiện trong công ty nhưng chưa được sự quan tâm lớn từ phía các người quản lý, do đó hiệu quả đạt được vẫn chưa cao không tương xứng với tiềm năng của công ty.
CHƯƠNG II – NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO SẢN
PHẨM BIA HALIDA TRONG THỜI GIAN TỚI.
I – Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bia HaLiDa bia HaLiDa
1. Mục tiêu
Hiện nay, ở Việt Nam mức tiêu thụ bình quân đầu người là 18lit/năm, tuy nhiên, với mức thu nhập với mức thu nhập đang tăng dần lên của người dân cộng với sự thay đổi tập quán uống ( chuyễn từ uống rượu sang uống bia ) của người dân ở nhiều vùng nông thôn..., thì vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở Việt Nam ước tính sẽ đạt tới 28lit/năm.
Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, lượng bia tiêu thụ trên toàn quốc năm 2004 là khoảng 1,4 triệu lít và ước tính, với tốc độ tăng trưởng 11% năm, thì mức tiêu thụ bia của năm 2007 chắc chắn vượt qua con số 1,8 triệu lít. Hiện tại thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhãn hiệu bia nỗi tiếng như Bia SàiGòn, Bia Hà Nội, Heineken, Halida,...
Trước tình hình đó đòi hỏi công ty phải nâng cao trình độ quản lý, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được yêu cầu này em xin nêu ra môt số giải pháp như sau :
• Tăng sức cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở thực hiện cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, thực hiện các giải pháp để làm giảm chi phí sản xuất
• Mở rộng thị trường mới vì đây là một nội dung quan trọng đặc biệt là thị trường Miền Nam do nhu cầu về bia ở vùng này là rất lớn, cụ thể trong thời gian tới công ty sẽ xâm nhập vào vùng Mêkông và một số vùng phụ cận.
• Tăng quy mô sản phẩm được tiêu thụ trong những năm tới đạt trên 150 triệu lít
• Tiếp tục nâng cao trình độ của người lao động bằng các phương pháp truyền thống và hiện đại