2.4. Thiết kế một số giáo án chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao theo quan điểm
2.4.1. Những yêu cầu trong thiết kế bài lên lớp theo quan điểm kiến tạo
Thiết kế bài lên lớp là công việc quan trọng và mang tính sáng tạo cao của GV. Mỗi GV khác nhau sẽ có ý tưởng; năng lực phối hợp các PP, phương tiện dạy học; năng lực tổ chức các hoạt động, các ý tưởng khác nhau. Nhìn chung, thiết kế bài lên lớp cần phải đảm bảo yêu cầu sau:
2.4.1.1. Đảm bảo tính khoa học
Nội dung thiết kế phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của kiến thức. Đồng thời cấu trúc của bài lên lớp phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH, phương tiện dạy học với hoạt động của GV và HS.
2.4.1.2. Đảm bảo tính sư phạm
Nội dung thiết kế phải hợp lý, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của HS, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS, và chú trọng rèn luyện PP tự học, hoạt động hợp tác.
2.4.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Bài lên lớp được thiết kế sao cho phù hợp với thực tế và có khả năng thực hiện tốt trong các trường phổ thơng. Để làm được điều đó, GV cần chú trọng đến các yếu tố: trình độ, năng lực và trách nhiệm của GV; đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nhận thức của HS; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học bộ môn.
2.4.1.4. Mục tiêu bài học phải được xác định rõ ràng
Mục tiêu bài học là đích cần đạt tới khi thực hiện q trình dạy học, nó mơ tả điều mà HS sẽ nhận thức hay hành động được sau khi học. Mục tiêu có tính ngắn hạn, cụ thể, chi tiết. Mục tiêu được thể hiện trong bài học gồm có mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Về kiến thức: HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương
trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.
- Về kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập,
làm thực hành, có kĩ năng tính tốn, vẽ hình, dựng biểu đồ…
- Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ của HS từ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.
2.4.1.5. Xác định rõ các hoạt động cần thực hiện và thời gian cụ thể dự kiến.
Tất cả các hoạt động, tình huống phải được chuẩn bị chi tiết, thiết kế cụ thể và dự kiến thời gian thực hiện. Số lượng hoạt động vừa phải, phù hợp với thời gian cho phép. Chú ý là hầu hết các hoạt động thường mất nhiều thời gian hơn dự tính, do đó GV cần chủ động trong việc điều tiết hoạt động của lớp học.
92.4.1.6. Xác định kiến thức đã có và nhu cầu học tập của học sinh
- Sau khi biết chính xác kiến thức đã có của HS thì GV sẽ xác định được nội dung nào cần thông báo, nội dung nào cần HS phải xây dựng, bổ sung.
9T- Xác định rõ hình thức điều tra kiến thức, cách thu lấy thông tin phản hồi sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thời gian cho phép.
9T- Dự kiến các câu hỏi có thể có của HS và chuẩn bị thêm tư liệu học tập giúp HS mở rộng kiến thức