Quan điểm truyền thống Quan điểm kiến tạo Quá
trình học
- Quá trình thụ động
- Việc học tiến hành tuyến tính và hệ thống.
- Kết quả học được ấn định trước.
- Quá trình chủ động
- Việc học được tiến hành trong các chủ đề phức hợp và theo tình huống. - Kết quả học phụ thuộc vào cá nhân và tình huống cụ thể, khơng nhìn thấy trước.
Người học
Có vai trị bị động do nhân tố bên ngoài điều khiển và kiểm tra.
Người học có vai trị tích cực và tự điều khiển.
Người dạy
Trình bày và giải thích nội dung mới cũng như điều khiển, kiểm tra các bước học tập.
Người dạy có nhiệm vụ đưa ra các tình huống có vấn đề và chỉ dẫn các “cơng cụ” để giải quyết vấn đề. GV là người tư vấn và cùng HS tổ chức quá trình học tập.
Như vậy, học tập ở nhà trường, việc xây dựng kiến thức của HS được tổ chức bởi GV là một quá trình có chủ đích. Các hoạt động của HS được tổ chức nhằm giúp các em phát triển sự hiểu biết hiện có với các kiến thức khoa học (ở mức độ yêu cầu của chương trình). Theo lí thuyết kiến tạo, GV là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn và giúp đỡ HS trong quá trình học tập, cịn HS phải tích cực, tự giác trên con đường đi tìm tri thức mới.
1.4.2.1. Vai trị của giáo viên trong dạy học theo LTKT
Theo LTKT, GV khơng cịn là nguồn kiến thức, là người quyết định mọi việc trong lớp học mà là người hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động học diễn ra trong môi trường lớp học được cấu thành từ nhiều yếu tố. Nói như vậy khơng có nghĩa là vai trị của GV trở thành thứ yếu mà ngược lại, GV là mắt xích rất quan trọng quyết định chất lượng hoạt động DH.
Ở vai trò mới, GV chuyển từ “người quản lý” sang “người thúc đẩy” và HS từ “người bị quản lý” sang vai trò “người được ủy quyền”. GV là người thiết kế các tình huống học tập, người nêu vấn đề, người biên soạn, giới thiệu tài liệu học tập,
động học đi đúng hướng, luôn bên cạnh người học với vai trị nhà tư vấn tạo mơi trường cho người học kiến tạo kiến thức cho mình.
Vai trị của giáo viên trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo được mơ tả như sau:
1. Giáo viên khuyến khích, chấp nhận sự tự điều khiển và sáng kiến của người học. 2. Giáo viên tích cực tìm hiểu kiến thức đã có và nhu cầu học tập của HS.
3. Giáo viên khuyến khích HS trao đổi, tranh luận với nhau và cả với GV, cũng như thay đổi cách hướng dẫn và thay đổi nội dung khi cần thiết.
4. Giáo viên khuyến khích HS tư duy phê phán và tìm hiểu các vấn đề trong những tình huống bằng các câu hỏi tư duy hay các câu hỏi mở.
5. Giáo viên theo dõi những câu hỏi và tìm hiểu cẩn thận những phản hồi ban đầu của HS đối với vấn đề, tình huống đưa ra.
6. Giáo viên đặt HS vào những tình huống có thể thách thức những quan niệm trước đó của HS bằng những vấn đề có thể gây ra mâu thuẫn với giả thuyết ban đầu của HS và sau đó động viên các em thảo luận với nhau.
7. Giáo viên giúp HS nhận ra các quan niệm sai lầm của mình và tự giác khắc phục chúng. 8. Giáo viên dành thời gian để HS xây dựng mối liên kết và tạo ra các sơ đồ nhận thức khi học kiến thức mới.
9. Giáo viên hướng dẫn người học cách học, cách điều chỉnh các kỹ năng học tập và cách định hướng, điều khiển những nỗ lực học tập.
10. Giáo viên tạo động cơ đam mê học tập cho HS.
11. Giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức thu nhận. 12. Giáo viên tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
1.4.2.2. Vai trò của học sinh trong dạy học theo LTKT
Học sinh phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới, chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá, giải quyết các tình huống học tập mới.
1. Học sinh phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của bản thân khi đứng trước tình huống học tập mới. HS đạt được tri thức, tư duy và nhân cách qua q trình dự đốn, kiểm nghiệm, thất bại từ đó rút ra bài học cần thiết. 2. Học sinh phải chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thơng tin với bạn học và GV. Việc trao đổi này phải xuất phát từ nhu cầu của chính HS trong việc
tìm những giải pháp để giải quyết tình huống học tập mới hoặc khám phá sâu hơn các tình huống đó.
3. Học sinh phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi lĩnh hội được các tri thức mới, thơng qua việc giải quyết các tình huống học tập.
4. Học sinh khơng chỉ chú trọng vào q trình thu nhận kiến thức mà cịn nắm cách học, mơ tả được những nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề.
5. Học sinh phải có kỹ năng sử dụng các phương tiện học tập thành thạo như biết khai thác thông tin trên internet, sử dụng các phần mềm...
6. Học sinh nỗ lực biến những ý tưởng trong học tập thành sản phẩm cụ thể. 7. Học sinh thực hiện đánh giá người khác và tự đánh giá bản thân.
Khi HS trình bày bằng ngơn ngữ riêng những hiểu biết của mình, các em sẽ nhận thức được rõ những quan niệm của mình, tự xem xét lại và có những điều chỉnh cần thiết. Ngoài ra, việc trao đổi, thảo luận cũng làm xuất hiện và làm rõ những ý kiến nhất trí và khơng nhất trí. Qua đó HS nhận thức rõ hơn về quan niệm, hiểu biết của mình và nhận được những ý kiến từ các bạn khác. Có thể thấy rằng việc tham gia như vậy sẽ tạo cho các em có cơ hội để tự khẳng định mình và từ đó phát triển được các năng lực của bản thân. Giáo viên cần giúp HS có nhận thức rằng khi tranh luận, đánh giá các ý kiến, các em đang cùng nhau đi xây dựng những “hiểu biết tốt hơn”.
1.4.2.3. Xác định rõ mối quan hệ và nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo, trong q trình dạy học ln ln tồn tại hai mối quan hệ cơ bản, đó là: Mối quan hệ GV – HS và HS – HS. Nhiều nhà nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ trong q trình dạy học đã thống nhất quan điểm như sau: HS hợp tác với nhau để tiến hành các hoạt động nhận thức một cách tự giác, tích cực và sáng tạo dưới sự hướng dẫn của GV. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ thầy áp đặt – trị phục tùng khơng phát huy được tính độc lập và sáng tạo của người học. Người học khơng có được hứng thú, sự tự tin và sự tôn trọng trong q trình học tập. Ngược lại, họ ln thấy gị bó, lo lắng và thậm chí là sợ hãi. Do vậy, trong việc tổ chức dạy học theo quan điểm của lí thuyết kiến
tạo người GV cần xây dựng được mối quan hệ thầy trò thân thiện, giúp HS tự tin và thoải mái trong quá trình học tập.
Trong tiến trình dạy học theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo, việc xác định rõ nhiệm vụ của GV và HS trong quá trình dạy học là một điều hết sức quan trọng, GV và HS cùng nhau làm việc, tuy nhiên với vai trò và nhiệm vụ khác nhau, GV là người thiết kế, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học nhưng tất cả các hoạt động của GV đều phải hướng đến HS, mọi hoạt động của GV sẽ trở nên vô nghĩa nếu HS khơng tích cực chủ động đón nhận nó; HS là người tiếp nhận tình huống có vấn đề, tích cực, chủ động tiến hành các hoạt động nhận thức: phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, xây dựng kiến thức mới và củng cố hệ thống kiến thức đã có.
1.4.2.4. Quan hệ của giáo viên và học sinh đối với tri thức khoa học
Quá trình dạy học là quá trình tác động của GV và HS đến một đối tượng chung đó là tri thức khoa học. Tuy nhiên quan hệ của GV và HS đối với tri thức là khác nhau, thể hiện ở:
- Việc lựa chọn tri thức: Việc lựa chọn tri thức cho một giờ dạy (hoặc buổi dạy) là
hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến mục tiêu của giờ dạy đó, những hệ thống phương pháp đi kèm với nó và các điều kiện khác nữa. Trong một số xu hướng dạy học hiện nay, người lựa chọn tri thức là HS. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến, việc lựa chọn tri thức chủ yếu vẫn thuộc về GV, dựa vào chuẩn chung là chương trình và sách giáo khoa.
- Cách tác động đến tri thức: Đối với GV quá trình tác động đến tri thức là quá
trình chuyển từ trong ý thức ra bên ngoài để “chuyển” đến cho HS. Để chuẩn bị tri
thức khoa học cho một giờ dạy, GV phải tiến hành quá trình chuyển hóa sư phạm: Tri thức khoa học, tri thức chương trình, tri thức dạy học. Trong đó tri thức dạy học là mục tiêu của GV và HS, là kết quả của q trình chuyển hóa sư phạm của GV từ tri thức chương trình sang tri thức dạy học. Đối với HS việc tác động lên tri thức khoa học lại là quá trình chuyển từ ngồi vào trong ý thức của họ, HS phải tiến hành các thao tác tư duy để chiếm lĩnh tri thức đó. Theo đường hướng của dạy học
kiến tạo, GV “chuyển” tri thức khoa học đến cho HS thông qua việc tổ chức các
tình huống có vấn đề, tổ chức cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề. Còn đối với
sự hướng dẫn của GV, qua đó xây dựng tri thức mới cho bản thân, đồng thời củng cố các kiến thức và kĩ năng sẵn có.
1.4.2.5. Tạo nhu cầu và hứng thú học tập cho học sinh
Nhu cầu và hứng thú học tập là một điều kiện quan trọng trong q trình học tập, nó giúp HS hướng sự chú ý của mình vào hoạt động học tập, bồi dưỡng trí tị mị khoa học và lòng ham hiểu biết, cần cù, nhẫn nại, … Vì vậy, việc tạo nhu cầu và hứng thú cho người học là vơ cùng quan trọng và GV có thể tạo hứng thú cho HS bằng nhiều cách như: gây khơng khí làm việc một cách nhanh chóng, tác phong chan hịa, … đặc biệt là ln khéo léo đặt HS vào tình huống có vấn đề, tạo ra được mâu thuẫn nhận thức giữa kinh nghiệm vốn có của HS với thực tiễn quan sát được hoặc các kiến thức cần tiếp thu.
1.4.2.6. Coi trọng những kiến thức và kinh nghiệm đã có của người học
Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo thì bản chất của quá trình học tập là quá trình người học đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kĩ năng sẵn có sao cho thích ứng với mơi trường học tập mới. Do vậy, các kiến thức kĩ năng sẵn có của người học là một trong các tiền đề quan trọng để giúp GV lựa chọn tri thức dạy học và các PPDH phù hợp. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học, quá trình tư duy của HS chỉ đạt hiệu quả cao khi những câu hỏi hoặc những tình huống có vấn đề được đặt ra phải nằm trong vùng phát triển gần nhất của HS. Vùng phát triển gần nhất là vùng phát triển tương ứng với trình độ HS có thể đạt được với sự giúp đỡ của GV và bạn bè, khi đó HS sẽ có thể tìm được câu trả lời với sự nỗ lực cao nhất. Các câu hỏi được gọi là nằm trong vùng phát triển gần nhất nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau: Câu hỏi đó chứa đựng các kiến thức cao hơn trình độ hiện tại của HS; HS cảm thấy vừa sức.
Thực tiễn dạy học cho thấy, trước khi dạy về một khái niệm nào đó, HS có thể đã có những hiểu biết nhất định về vấn đề đó qua kinh nghiệm sống hoặc do những suy luận về những vấn đề tương tự mà HS đã biết. Có những quan niệm đúng tạo điều kiện thuận lợi cho q trình tư duy, nhưng cũng có những khái niệm chưa đầy đủ hoặc sai sẽ gây trở ngại cho quá trình tư duy của HS, nhưng tất cả những kinh nghiệm đó đều có tác dụng kích thích tư duy của người học nếu GV biết cách sử dụng chúng. Do vậy trong q trình dạy học GV cần có những quan tâm và cách xử
dạy học khơng chỉ có nhiệm vụ xây dựng kiến thức mới cho HS mà còn giúp HS tự điều chỉnh các quan niệm sẵn có của mình cho phù hợp với tri thức khoa học.
1.4.2.7. Tạo mơi trường học tập trong đó học sinh có điều kiện thuận lợi để thảo luận trao đổi ý tưởng của mình với bạn bè và giáo viên
Ngồi việc tạo ra những tình huống có vấn đề, tạo cho mỗi HS nhận thấy nhu cầu, nhiệm vụ giải quyết vấn đề thì GV cần phải tạo được mơi trường học tập tích cực. Bố trí các điều kiện để tổ chức cho HS giao tiếp với nhau, hướng dẫn HS trình bày và thảo luận các vấn đề của mình, đồng thời phải biết lắng nghe, phân tích, đánh giá các ý kiến của người khác. Khi đó GV sẽ tham gia vào cuộc trao đổi như là một thành viên trong lớp học, điều khiển quá trình thảo luận một cách khéo léo, ngoài việc giúp đỡ HS giải quyết vấn đề, GV cịn thu được các thơng tin ngược kịp thời và thường xuyên.
1.4.2.8. Thường xuyên kiểm tra đánh giá và giúp cho học sinh tự kiểm tra đánh giá
Một trong các yếu tố quan trọng giúp GV có thể điều khiển q trình dạy học đạt hiệu quả đó chính là việc thu thập các thơng tin ngược. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá nhằm giúp cho GV thu được các thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, việc giúp cho HS thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá cũng là một yêu cầu quan trọng vì nhờ đó HS có thể biết được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, mức độ đạt được các yêu cầu đặt ra, từ đó sẽ có quyết định cho q trình học tập của mình.
1.4.3. Mơ hình dạy học theo thuyết kiến tạo
Cơ sở để xây dựng nên mơ hình mơi trường học tập kiến tạo là khái niệm
“vùng phát triển gần nhất” – đó là vùng mà với trình độ tâm lý hiện tại, với những
tri thức, kĩ năng đã có và dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể vươn tới để tiếp thu những tri thức mới gần gũi nhất với những tri thức đã có để đạt đuợc một trình độ phát triển cao hơn.
Dạy học không tồn tại độc lập, cũng khơng trùng khớp mà có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển. Dạy học đi trước để kích thích, dẫn dắt, định hướng sự phát triển, và ngược lại, quá trình phát triển phải đi liền sau quá trình dạy học, tạo ra “vùng phát triển gần nhất”. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường phù hợp, thân thiện đối với học tập là một công việc quan trọng trong dạy học theo LTKT. GV cần phải xây dựng môi trường học tập phù hợp, sao cho người học vừa có thể
làm việc độc lập vừa có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc sử dụng đa dạng các công cụ và nguồn thông tin để cùng nhau lĩnh hội và vận dụng tri thức. Mơ hình dạy học theo LTKT được mô tả theo hình sau
Hình 1.1.Mơ hình dạy học theo lí thuyết kiến tạo Đặc điểm cơ bản của mơ hình dạy học theo lí thuyết kiến tạo:
- Bài giảng của GV sẽ không theo một khuôn mẫu cứng nhắc, cố định nào đó mà có