TT Tổng 1-3 năm 3-5 năm 5-10 năm Trên 10 năm
SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
1 275 40 14,5 144 52,4 51 18,5 40 14,5
(Nguồn: Tổng hợp từ thực tế đội ngũ CTV thanh tra nhiệm kỳ 2018-2020)
Về kinh nghiệm làm việc, trong 275 cán bộ CTV thanh tra của Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình có 40 cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác từ 1 đến 3 năm, có 144 cán bộ có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm, có 51 cán bộ có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm và 40 cán bộ có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên.
Qua đó, ta có thể thấy đội ngũ CTV thanh tra giáo dục của Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác, đây là tiền đề để nâng cao hiệu quả công việc, giúp cán bộ giải quyết kịp thời các vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thực tế cho thấy đội ngũ CTV thanh tra của Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình có một số điểm mạnh như: có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chun mơn vững vàng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng tác, có khả năng quản lý tốt, ham học hỏi… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số hạn chế như: kiến thức về pháp luật, kỹ năng làm việc theo nhóm khi tham gia đồn thanh tra và đặc biệt là nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo (vì các CTV thanh tra chỉ thường xuyên va cham với các lĩnh vực chuyên môn giảng dạy được đào tạo), dẫn đến nhiều lúng túng trong khi giải quyết công việc, hiệu quả xử lý cơng việc khơng cao. Vì vậy, đặt ra u cầu cần thiết là phải nâng cao nghiệp vụ tham gia đoàn thanh tra, nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho đội ngũ CTV thanh tra giáo dục. Trong công công tác thanh tra giáo dục, để đáp ưng yêu cầu của việc đổi mới giáo dục, các CTV thanh tra giáo dục tập trung chuyển từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, tăng cường thanh tra các vấn đề bức xúc trong dư luận, hoạt động giáo dục theo trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và phân cấp quản lý.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra của Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục
2.2.1. Mục đích của việc khảo sát
Thông qua việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng và công tác quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CTV thanh tra giáo dục của Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát: Tác giả tập trung vào khảo sát với 6 nội dung sau:
Một là, thực trạng nhận thức về bồi dưỡng nghiệp vụ của đội ngũ CTV
thanh tra giáo dục.
Hai là, thực trạng về thực hiện muc tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội
ngũ CTV thanh tra giáo dục.
Ba là, thực trạng về thực hiện nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
CTV thanh tra giáo dục. Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với đội ngũ CTV thanh tra giáo dục với các nội dung sau: Thực trạng về việc bồi dưỡng nghiệp vụ tham gia hoạt động thanh tra giáo dục; Thực trạng về việc bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân; Thực trạng về việc bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Thực trạng về việc bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết khiếu nại; Thực trạng về việc bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết tố cáo.
Bốn là, thực trạng về thực hiện hình thức, phương pháp bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ CTV thanh tra giáo dục. Bao gồm: Thực trạng về hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ; Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Năm là, thực trạng về quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CTV
thanh tra giáo dục của Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bao gồm thực trạng: về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ; về việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ; về việc chỉ đạo, điều hành công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và về việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ.
Sáu là, thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ CTV thanh tra giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bao gồm: Chính sách quản lý bồi dưỡng của hệ thống thanh tra giáo dục; Hệ thống trung tâm đào tạo bồi dưỡng; Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho CTV thanh tra giáo dục;
Trình độ của đội quản lý cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho CTV thanh tra giáo dục; Ngân sách, kinh phí cho việc bồi dưỡng nghiệp vụ.
2.2.3. Phương pháp tiến hành khảo sát
Từ việc xác định mục đích của việc khảo sát, xác định nội dung khảo sát, chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ CTV thanh tra của Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình về các nội dung liên quan tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CTV thanh tra.
Chúng tơi sử dụng chương trình Excel của bộ phần mềm Microsoft Office để tính tốn, tổng hợp và xử lý số liệu.
2.2.4. Đối tượng khảo sát
Do điều kiện nghiên cứu có hạn, chúng tơi khơng tiến hành khảo sát trên tất cả các CTV thanh tra của Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình. Chúng tơi tiến hành khảo sát đối với 165 CTV thanh tra (chiếm khoảng 60% số lượng CTV thanh tra của Sở GD&ĐT).