Đánh giá, xếp hạng các công ty Kiểm toán.

Một phần của tài liệu Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở việt nam (Trang 30 - 35)

- Năng lực tổ chức và quản trị DN:

2.9Đánh giá, xếp hạng các công ty Kiểm toán.

Hệ thống các tiêu chí đánh giá và xếp hạng DNKT theo hai nhóm chỉ tiêu cơ bản đó là: hệ thống các chỉ tiêu tài chính và hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính.

Hệ thống các chỉ tiêu tài chính

- Chỉ tiêu đánh giá quy mô DN: Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu: vốn kinh doanh, tổng số nhân viên làm việc, tổng số kiểm toán viên làm việc, tổng doanh thu thuần trong năm, tình hình nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.

- Chỉ tiêu thanh khoản: Nhóm chỉ tiêu này bao gồm khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.

- Chỉ tiêu hoạt động: Nhóm chỉ tiêu này bao gồm hiệu quả sử dụng tài sản, kỳ thu tiền bình quân.

- Chỉ tiêu cân nợ: Nhóm chỉ tiêu này bao gồm tỷ suất Nợ, tỷ suất Nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất nợ quá hạn/tổng dư nợ.

- Chỉ tiêu lợi tức: Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (LN) trên doanh thu, tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất LN trên tổng tài sản.

Hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính

Đó là các chỉ tiêu: Thời gian hoạt động của DNKT; Năng lực, kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo DN; Môi trường nội bộ doanh nghiệp; Tình hình thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với khách hàng; Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp; Chương trình và chính sách kiểm toán…

Xây dựng bảng điểm phục vụ đánh giá và xếp hạng DNKT Xây dựng bảng đánh giá quy mô DNKT

TT Tiêu chí đánh giá quy mô DN Giá trị đánh giá Điểm số

1 Vốn kinh doanh Dưới 10 tỷ đồng 10 Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng 15 Từ 20 tỷ đến dưới 30 tỷ đồng 20 Từ 30 tỷ đến dưới 40 tỷ đồng 25 Từ 40 tỷ đồng trở lên 30 2 Tổng số nhân viên làm việc

Từ 10 đến dưới 50 người 2 Từ 50 đến dưới 100 người 6 Từ 100 người trở lên 8

3 Tổng số KTV trong DN

Dưới 10 người 2

Từ 10 người đến dưới 30 người 6 Từ 30 người đến dưới 50 người 8 Từ 50 người trở lên 10 4 Tổng doanh thu thuần trong năm Dưới 5 tỷ đồng 5

Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ 10 Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ 15 Từ 20 tỷ đến dưới 30 tỷ 20 Từ 30 tỷ đến dưới 40 tỷ 25 Từ 40 tỷ đến dưới 50 tỷ 30 Trên 50 tỷ 35 5 Tình hình nộp thuế cho NSNN Dưới 1 tỷ đồng 1 Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng 5 Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng 15 Tổng số điểm 100

Căn cứ vào thang điểm trên, các DNKT được xếp loại thành quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ (Biểu 2).

Biểu 2

Điểm số đánh giá Quy mô

Dưới 30 điểm Nhỏ Từ 30-69 điểm Vừa Từ 70-100 điểm Lớn

Biểu 3: Mẫu biểu và số liệu ví dụ minh họa tương đối việc đánh giá các DNKT có

quy mô vừa qua tham khảo bảng đánh giá các chỉ số tài chính của một số các ngân hàng lớn ở nước ta hiện nay.

TTChỉ tiêu Trọng

số

Điểm đánh giá DN kiểm toán có quy mô lớn

A Chỉ tiêu thanh khoản 100 80 60 40 20

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 12 2,3 1,7 1,2 1 <1 2 Khả năng thanh toán nhanh 8% 1,7 1,1 0,7 0,6 <0,6

B Chỉ tiêu hoạt động

2 Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 3,5 3 2,5 2 <2

C Chỉ tiêu cân nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Tỷ suất nợ/Tổng tài sản 10% 30 40 50 60 >60 2 Tỷ suất nợ phải trả/Vốn chủ sở

hữu 10% 42 66 100 150 >150

3 Tỷ suất nợ quá hạn/Tổng dư nợ 10% 0 1,6 1,8 2 >2

D Chỉ tiêu lợi tức (%)

1 Tỷ suất LN trước thuế/Doanh

thu 10% 7,5 7 6,5 6 <6

2 Tỷ suất LN trước thuế/Tổng tài

sản 10% 7 6,5 6 5,5 5

3 Tỷ suất LN trước thuế/Vốn chu

sở hữu 10% 13,7 12 10,8 9,8 <9,8

Tổng số 100%

Xây dựng bảng đánh giá các chỉ số phi tài chính của DNKT

Đối với các chỉ số phi tài chính của các DNKT được trình bày ở phần trên cũng sẽ được lượng hóa với các cấp độ khác nhau cùng với thang điểm tương ứng giống như các chỉ số tài chính.

Thang điểm được sử dụng để đo lường và đánh giá là thang điểm 100, việc phân bổ trọng số của từng tiêu chí đánh giá phụ thuộc vào tác động và tầm quan trọng của tiêu chí đó đến kết quả kiểm toán.

Xây dựng bảng phân bổ điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá

Hình thức sở hữu của các DNKT hiện khá đa dạng nhưng về cơ bản có thể chia

làm 02 nhóm hình thức sở hữu chính, đó là các DN Việt Nam và các DN đầu tư nước ngoài. Sau khi đánh giá điểm theo các tiêu chí, cộng số điểm tiêu chí tài chính với số điểm tiêu chí phi tài chính rồi nhân với trọng số tương ứng trong bảng sau để có được số điểm đánh giá cuối cùng phụ vụ việc xếp hạng. (Biểu 4)

DN ngoài quốc doanh DN đầu tư nước ngoài

Các chỉ số tài chính 45% 55%

Các chỉ số phi tài chính 55% 45%

Nguyên nhân của việc phải có sự phân bổ này đó là do hình thức sở hữu của DNKT có vai trò quyết định đến các chỉ số tài chính và phi tài chính của chính DN đó.

Xếp hạng DNKT

Số điểm đạt được của DN sẽ được tra bảng xếp hạng. Ví dụ, như bảng sau (biểu 5): Hạng Số điểm Hạng Số điểm A+ 90-100 B 50-59 A 80-89 B- 40-49 A- 70-79 C+ 30-39 B+ 60-69 C Dưới 30

Tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp hạng

Để nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của ngành nghề kiểm toán trong nền kinh tế, việc đánh giá và xếp hạng DNKT cần được thực hiện hàng năm. Thời gian bắt đầu thực hiên công việc đánh giá và xếp hạng theo kiến nghị của chúng tôi là sau thời điểm 90 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ. Thời gian công bố kết quả xếp hạng các DNKT trong niên độ trước là vào đầu quý II của niên độ sau.

Hiện nay, cơ quan quản lý và điều hành hoạt động kiểm toán độc lập là Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Do đó, để đánh giá đúng thực trạng hoạt động và đảm bảo niềm tin cho công chúng, hai cơ quan này cần phối hợp thành lập bộ phận khảo sát, đánh giá và xếp hạng DNKT hàng năm. Quy trình thực hiện việc công việc của bộ phận này nên được xây dựng chặt chẽ và khoa học với ba giai đoạn: thu thập thông tin; đánh giá xếp hạng DN và công bố kết quả đánh giá, xếp hạng.

đó có DN dịch vụ kiểm toán là việc làm mang tính thường xuyên. Hy vọng, đây cũng chính là một trong nhiều giải pháp được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của ngành kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở việt nam (Trang 30 - 35)