Khả năng phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu của các công ty kiểm toán.

Một phần của tài liệu Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở việt nam (Trang 26 - 27)

chưa cao so với tổng số nhân viên chuyên nghiệp. Tỷ lệ KTV Việt Nam có chứng chỉ quốc tế còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Ngoài ra, vấn đề chảy máu chất xám từ ngành kiểm toán sang các ngành khác có liên quan khi các công ty, văn phòng đại diện nước ngoài vào Việt Nam ngày một nhiều trong thời gian tới là vấn đề cần được tính tới trong chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn lực kiểm toán.

- Khả năng phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu của các công ty kiểmtoán. toán.

Dưới tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan, đối tượng khách hàng ngày càng phát triển và đa dạng hoá. Đối tượng khách hàng (bắt buộc và tự nguyện) của các công ty kiểm toán bao gồm DN có vốn ĐTNN, DN nhà nước, các tổ chức ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, công ty niêm yết, các dự án quốc tế, một số đơn vị hành chính sự nghiệp và các loại hình DN khác. Trong một số năm gần đây, khi cơ quan thuế thí điểm cho DN tự kê khai, tự nộp quyết toán thuế hằng năm và từ sau khi Nghị định 105/2004/NĐ-Chính phủ ra đời thì thị trường kiểm toán đã mở rộng đáng kể với quy định tất cả các DN nhà nước bắt buộc phải kiểm toán. (bảng 3)

BẢNG 3: Doanh thu (cơ cấu theo đối tượng khách hàng)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Đối tượng Khách hàng Số lượng KH Số tiền Tỷ lệ % Số lượng KH Số tiền Tỷ lệ %

1. DN có vốn đầu tư nước ngoài 5.640 366.967,565 60 4.302 304.454,69 66 2. Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN tư nhân, HTX 2.198 63.178,034 10 1.354 30.421,490 6 3. DN Nhà nước 2.653 125.826,470 20 1.940 85.657,977 18 4. Đơn vị HCSN, tổ chức đoàn thể xã hội 686 8.523,634 1 738 7.355,647 1 5. Tổ chức, dự án quốc tế 341 49.929,656 9 233 31.252,386 9 Tổng cộng 11.518 100 8.567 100 Nguồn: Tổng cục Thuế

Khả năng phát triển thị trường của các công ty kiểm toán còn hạn chế, khách hàng kiểm toán vẫn chủ yếu là khách hàng bắt buộc kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Về khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường: Có thể nói, DN nước ta chưa coi trọng việc xây dựng thương hiệu, quảng bá dịch vụ cung cấp và nghiên cứu thị trường chiến lược. Việc tiếp thị dịch vụ ra thị trường khu vực và quốc tế còn hạn chế. Các DN kiểm toán Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn non yếu. Hiểu biết về hệ thống luật pháp quốc tế còn thiếu để xuất khẩu dịch vụ kiểm toán và tư vấn ra bên ngoài. Đây là vấn đề lớn đặt ra trước hội nghề nghiệp và các DN kiểm toán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh khốc liệt khi các cam kết bắt đầu có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở việt nam (Trang 26 - 27)