Tình hình cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 35 - 38)

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

2.2.1 Tình hình cho vay trung và dài hạn.

Bảng 3:Doanh số cho vay trung và dài hạn Đơn vị:triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Đồng Việt Nam 43132 391409 802770 1073312 418138 Ngoại tệ (quy VND) 223298 621777 743806 990750 318654 Tổng số 466430 1013181 1546576 2064063 736792

(nguồn:bỏo cỏo tài chớnh của ngõn hàng ngoại thương Hà Nội)

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy doanh số cho vay trung vài dài hạn tại ngân hang ngoại thương Hà nội ngày một tằng, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đồng đều qua các năm cũng như không đều giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. Đặc biệt doanh thu cho vay năm 2004 tăng 217,22 % so với năm 2003. Sự tăng trưởng này chứng tỏ doanh nghiệp đã gây được uy tín đối với khách hàng qua các năm thì số doanh nghiệp lớn đến với ngân hàng ngoại thương Hà nội nhiều hơn.

Và lợi thế về nguồn vốn huy động trong năm 2004 chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng và phương châm: “An tồn và hiệu quả, qua đó, tạo điều kiện cho đồng vốn ngân hàng phát huy được vai trị thúc đẩy kinh tế Thủ đơ tăng trưởng.

Để đẩy mạnh cơng tác tín dụng, Chi nhánh đã thực sự chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng tín dụng truyền thống vẫn ln được Chi nhánh quan tâm. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo niềm tin và uý tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng tăng trưởng hiệu quả. Các doanh nghiệp vẫn có xu hướng thích

vay USD hơn VND do tỷ giá USD ít biến động trong khi lãi suất vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND.

Năm 2005, hoạt động tín dúng của chi nhánh tiếp tục được mở rộng và phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Từ 08/08/2008, ngân hàng ngoại thương Hà nội bắt đầu thực hiện triển khai thí điểm mơ hình quản lý tín dụng mới, áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tích rõ chức nưang, nhiệm vụ giữa công tác quan hệ khách hàng và cơng tác quản lý rủi ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh kiểm sốt tốt hơn rủi ro ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, trong giai đoạn này, mục tiêu tăng trưởng dù nợ tín dụng tạm thời chưa phải là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh.

Trong năm 2006, thực hiện quy trình tín dụng mới theo Quyết định 90/QĐ.NHNT.QLTD ngày 26/05/2006 của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam áp dụng đối với khách hàng là doạnh nghiệp, Phịng Quản lý rủi ro tín dụng đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, tạo đà phát triển bền vững cho Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, góp phần làm cho hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, góp phần làm cho hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tiếp cận với tập quán quốc tế về quản lý trong hoạt động ngân hàng.

Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh cơng tác tín dụng, đội ngũ cán bộ VCBHN đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội ln quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, Chi nhánh đang mở rộng thêm loại hình cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn. Tính đến 31/12/2006, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 151 tỷ đồng. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

Từ năm 2003 đến năm 2006, doanh số cho vay của ngân hàng Ngoại Thương tăng lên, nó cho thấy ngân hàng Ngoại Thương làm ăn có hiệu quả, uy tín được nâng cao và có sự tăng trưởng bền vững qua các năm. Tuy nhiên sang năm 2007 ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng Ngoại Thương suy giảm trầm trọng. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do sang năm 2007, ngân hàng Ngoại Thương có sự phân tách chi nhánh, 4 chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tách ra hoạt động độc lập, riêng lẻ làm cho số liệu trong báo cáo giảm xuống. Tuy vậy, trong năm 2007 ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội vẫn làm ăn có lãi và hiệu quả.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 35 - 38)