Thời điểm thích hợp để lấy nước là lúc thủy triều đứng lớn, trời không mưa, bão (điều kiện thời tiết ổn định), khơng có các hiện tượng bất thường như thủy triều đỏ, thời điểm sinh sản của sứa... và phải kiểm tra các nguồn gây ô nhiễm gần khu vực chuẩn bị lấy nước: các nhà máy có chuẩn bị xả chất thải vào môi trường nước hay không...
2.1. Kiểm tra các nguồn gây ô nhiễm
Các nguồn gây ô nhiễm nước sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng vụ sản xuất tôm giống. Nếu nước lấy vào bị ô nhiễm bởi các chất thải từ nhà máy, chất thải do nông nghiệp thì sẽ phải tốn nhiều chi phí cho cơng đoạn xử lý nước. Điều này sẽ làm tăng giá thành sản xuất, con giống làm ra cũng sẽ tăng giá theo, điều này sẽ gây khó khăn cho việc bán con giống
của trại sản xuất đó. Hình 2.3.57. Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt
động công nghiệp
Vật tư, thiết bị chuẩn bị cho công việc này bao gồm: bản đồ hành chính của địa phương nơi đặt trại sản xuất giống (có thể mua từ sở địa chính hoặc cục bản đồ),
Các bƣớc tiến hành kiểm tra nguồn gây ô nhiễm
- Bƣớc 1. Qua bản đồ tìm ra các trang trại, nhà máy... có hoạt động cơng,
nơng nghiệp.
- Bƣớc 2. Sử dụng phương tiện (xe gắn máy) di chuyển dọc theo bờ biển
kiểm tra thời điểm các nhà máy, khu hoạt động nơng nghiệp có xả thải vào mơi trường nước biển.
- Bƣớc 3. Ra quyết định.
2.2. Tìm hiểu chế độ thủy văn
- Chế độ thủy triều cũng là một trong các yếu tố quan trọng trước khi quyết định cấp nước vào bể chứa. Nếu thủy triều quá thấp lấy nước sẽ có nhiều vật liệu đáy đi qua máy bơm vào bể lắng. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc lọc nước. Nếu thời điểm thủy triều đang lên nước lúc này bị đục sẽ gây khó khăn cho việc lọc nước. Vì vậy, cần phải chọn thời điểm thủy triều lên cao nhất để lấy nước và yêu cầu cần phải lấy thật nhanh và đủ. Vì qua thời điểm này triều sẽ xuống lại, nước lấy sẽ bị ảnh hưởng để chất lượng.
- Ở Việt Nam ta, đường bờ biển trải dài hơn 3000km vì vậy từ Bắc vào Nam điều kiện thủy triều không giống nhau. Khu vực miền Bắc là nhật triều (1 ngày chỉ có 1 thời điểm thủy triều lên và xuống), khu vực miền Nam là bán nhật triều (1 ngày có 2 thời điểm thủy triều lên và xuống). Vì vậy, thời điểm lấy nước và các thơng số nước cũng có khác nhau. Với khu vực có bán nhật triều, có thể chọn 2 lần triều đứng lớn để lấy nước, tuy nhiên với điều kiện bán nhật
triều môi trường nước sẽ bị xáo trộn vì nước lên và xuống liên tục trong 1 ngày 2 lần.
2.3. Xác định điều kiện thời tiết
Tìm hiểu điều kiện thời tiết trước khi lấy nước là không thể thiếu nhất là trong giai đoạn lấy nước. Trong quá trình lấy nước điều kiện thời tiết như: biển động, gió to, bão, thủy triều đỏ... sẽ làm chất lượng nước lấy vào cần phải xử lý nhiều hơn tăng giá thành sản phẩm.
Hình 2.3.58. Biển động
3. Cấp nƣớc
Sau khi kiểm tra chất lượng nước đạt yêu cầu và xác định đúng thời điểm sẽ tiến hành bơm nước vào bể lắng theo các bước sau:
Bƣớc 1. Kiểm tra đầu lọc máy bơm nước
Tiến hành mở đầu lọc của máy bơm kiểm tra lưới lọc sau các lần bơm nước trước đây đã được vệ sinh sạch sẽ chưa. Tiến hành rửa đầu lọc bằng xà bông sau đó phơi khơ và lắp lưới lọc vào máy.
Bƣớc 2. Kiểm tra dầu trên máy bơm xem có bị rị rỉ dầu hay khơng, nếu bị rị rỉ
thì phải tiến hành đem đi bảo trì hoặc lau sạch dầu mỡ trước khi tiến hành bơm nước.
Bƣớc 3: Kiểm tra đường ống dẫn nước: Theo dõi các đầu mối nối từ máy bơm
ra tới biển, kiểm tra xem có bị rị rỉ hoặc đường ống bị gấp lại hay không.
Bƣớc 4: Mở máy, bơm nước vào bể lắng
Nước biển được bơm vào bể lắng đạt đúng yêu cầu khi thủy triều đứng lớn lúc trời khơng mưa, khơng có những bất thường trên biển (xuất hiện nhiều sinh vật lạ, thủy triều đỏ…).
Hình 2.3.59. Bơm nước vào bể lắng