Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên ngành chính trị học

Một phần của tài liệu nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên ngành quản lý kinh tế tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 27 - 32)

chuyên ngành của sinh viên ngành chính trị học

1. Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu học tập các môn chuyên ngành các môn chuyên ngành

Giới tính vốn là một biến số độc lập có ảnh hưởng ít nhiều đến nhu cầu cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên do cấu tạo sinh học và khác biệt về tâm lý. Vì vậy, nói giới tính có ảnh hưởng đến nhu cầu học tập các môn chuyên ngành cũng hoàn toàn có cơ sở.Để làm rõ điều này cần phải xem xét xem giới tính có ảnh hưởng như thế nào đối với những nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên thông qua bảng điều tra. Trong số 60 sinh viên ngành chính trị học được hỏi thì có 16 sinh viên nam (chiếm 26.7%) và 44 sinh viên nữ (chiếm 73.3%) ,như vậy số sinh viên nam và sinh viên nữ được phỏng vấn vốn đã không đồng đều. Tuy

nhiên nhu cầu về môn học chuyên ngành của nam và nữ lại có một số điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Ảnh hưởng của giới tính đến việc sắp xếp các môn chuyên ngành(%)

Đối với việc sắp xếp trình tự các môn chuyên ngành mà nói thì có vẻ như sinh viên nam không thực sự quan tâm cũng như không có nhu cầu sắp xếp gì đối với những môn học chuyên ngành trái lại có 10.5% sinh viên nữ có mong muốn được học các môn chuyên ngành gần với các môn đại cương. Để giải thích điều này có thể nói rằng sinh viên nam không có sự quan tâm hay nói cách khác là rất dễ chấp nhận sự sắp xếp vốn có của chương trình học hiện tại : 45.5% lựa chọn giữ nguyên như bảng hỏi. Họ cho rằng chương trình học như vậy là hoàn toàn phù hợp. đối với nữ giới thì tỷ lệ mong muốn sắp xếp các môn học như vậy được coi là khá đồng đều, tuy nhiên hình thức sắp xếp các môn học chuyên ngành gần với môn học đại cương cùng nhau lại ở mức khiếm tốn là 10.5% điều này chứng tỏ nhu cầu về việc trình tự các môn học chuyên ngành của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam rất nhiều.

Giới tính đối với nhu cầu về tiến độ giảng dạy các môn chuyên ngành(%)

Có thể dễ dàng nhận thấy cả sinh viên nam và nữ đều cho rằng tiến độ giảng dạy các môn chuyên ngành là vừa đủ (72.7% nam,73.7% nữ) và không quá chậm (nam, nữ: 0%). Đánh giá tiến độ giảng dạy là nhanh thì sinh viên nữ cũng có tỷ lệ cao hơn (15.8%) chứng tỏ sinh viên nam có ý kiến muốn đẩy nhanh tốc độ giảng dạy đối với các môn chuyên ngành nhiều hơn so với sinh viên nữ. Có thể do nam sinh viên có khả năng tiếp thu nhanh hơn hẳn so với nữ, tư duy cũng linh hoạt và khả năng nắm bắt những cái mới nhanh hơn. Mặt khác, nữ sinh viên cũng thường có thói quen tỉ mỉ và thận trọng hơn nên khi tốc độ giảng dạy chậm lại thì sinh viên nữ có thể có nhiều thời gian để suy nghĩ và tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn.

2. Năm học ảnh hưởng đến nhu cầu học tập các môn học các môn học

Qua bảng trên ta có thể thấy năm học ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn hình thức đi kiến tập. Đối với sinh viên năm 3, họ có xu hướng muốn kiến tập ngay tại học viện báo chí nhiều hơn 57.1% bởi với sinh viên năm 3, đây là lần đi thực tế đầu tiên của họ chính bởi vậy họ có mong muốn được kiến tập ngay tại trường để có sự hỗ trợ tốt nhất từ nhà trường và thầy cô. Còn đối với sinh viên năm thứ 4, họ lại có xu hướng được kiến tập tại các trường Đảng tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị khi tỷ lệ sinh viên ở hình thức này chiếm ưu thế 44.4%. Sở dĩ có kết quả như vậy là bởi sinh viên năm thứ 4 là những sinh viên đã có kinh nghiệm đi thực tế từ trước chính bởi vậy họ muốn phát triển hơn khả năng của mình, muốn được cọ xát, trau dồi kiến thức

Lựa chọn hình thức đi thực tập của sinh viên năm 3 và năm 4

Có thể thấy, tỷ lệ lựa chọn các hình thức đi thực tập của sinh viên năm 3 là khá đồng đều trong đó hình thức đi thực tập taị các trường Đảng tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị chiếm ưu thế hơn 38.1%. Còn đối với sinh viên năm thứ 4, có 1 chi tiết đáng lưu ý đó là tỷ lệ sinh viên chọn khác là cao ngang bằng với tỷ lệ sinh viên có mong muốn thực tập tại các trường trung cấp, địa học, cao đẳng. Điều này có thể lý giải rằng đối với các bạn sinh viên năm thứ 4, việc lựa chọn hình thức đi thực tập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động không chỉ bởi nhà trường, thầy cô mà còn từ phía gia đình, điều kiện, hoàn cảnh. Chính bởi vậy không phải sinh viên nào cũng lựa chọn 1 trong 3 hình thức thực tập cụ thể nói trên

III. Kết luận

Qua đề tài tìm hiểu về “Nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên ngành quản lý kinh tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” ta có thể phần nào đánh giá được thực trạng đào tạo của sinh viên ngành Quản Lý Kinh tế về chương trình đào tạo cử nhân tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đồng thời nắm bắt được nhu cầu đào tạo của sinh viên ngành Quản Lý Kinh Tế về chương trình đào tạo cử nhân tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và dựa trên cơ sở phân tích này đề xuất một số khuyến nghị cho nhà trường thay đổi/ xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho đào tạo cử nhân của ngành Quản Lý Kinh Tế.

Phần III: Nhật ký thực tập

1. Khó khăn

Một phần của tài liệu nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên ngành quản lý kinh tế tại học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w