I. Khái niệm về sản phẩm
Là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu địi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vơ hình.
Hàng hóa là tất cà những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự quan tâm, mua sử dụng hay tiêu dùng. Nó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt bằng, tổ chức và y tưởng.
Trong việc triển khai sản phẩm người lập kế hoạch cần suy nghĩ sản phẩm ở 3 mức độ.
1.Phần cốt lõi của sản phẩm
Đây là phần cơ bản của sản phẩm. Người bán hay người sản xuất phải phát hiện ra các nhu cầu ẩn giấu sau mỗi thứ hàng hóa và các nhà marketing khơng chỉ nhấn mạnh vào các thuộc tính của hàng hóa, mà vào những lợi ích mà nó mang lại.
2.Phần cụ thể của sản phẩm
Khơng chỉ hiểu hàng hóa mở mức độ y tưởng cốt lõi, chúng ta phải biến chúng thành hàng hóa hiện thực. Sản phẩm đó có 5 đặc tính:
- Một mức độ chất lượng: yếu tố này thường mơ hồ và nằm trong nhận thức của người mua.
- Những đặc điểm: các đặc điểm về thiết kế, kiểu dáng, màu sắc, công dụng, trọng lượng…
- Một kiểu sáng tạo: các nét làm khác biệt so với các hàng hóa cùng loại trên thị trường
- Bao bì: Hình thức đóng gói và bảo quản.
- Tên hiệu: chúng ta sẽ nghiên cứu riêng và phần này.
3.Phần phụ thêm của sản phẩm
Người thiết kế sản phẩm phải đưa ra thêm những dịch vụ và lợi ích bổi sung để tạo thành phần phụ thêm của sản phẩm. Tất cả các dịch vụ hậu mãi, các yếu tố làm gia tăng giá trị cho sản phẩm được đưa vào để hoàn thiện mức độ cuối cùng của hàng hóa.
Tóm lại, khi triển khai sản phẩm, các nhà marketing trước hết phải xác định những nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thoả mãn. Sau đó phải thiết kế được những sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng chúng để tạo ra một phức hợp những lợi ích thoả mãn nhu cầu, ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất.