hàng Nhà nước buộc phải phá giá trong trường hợp kiên định giữ cho tỷ giá ổn định một cách thái quá. Mặt khác, việc phá giá từ từ cũng sẽ giúp tỷ giá tiến đến trạng thái để tiếp tục có lợi cho CCTM song phương giữa Việt Nam và nhóm nước mà trạng thái xuất khẩu ròng đang thặng dư và cải thiện CCTM song phương với nhóm nước mà xuất khẩu ròng đang thâm hụt. Việc phá giá từ từ còn giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế có được dự báo đáng tin cậy để điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi lần phá giá phải hạn chế hành vi của những nhà đầu cơ, tránh tình trạng giữ ngoại tệ để kiếm lời khi tỷ giá lên, đẩy áp lực về tỷ giá lên cao.
2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ lần phá giá của Nhật Bản và Việt Nam năm 2011. 2011.
2.1. Bài học từ Nhật Bản trong phá giá đồng Yên
Thứ nhất, việc phá giá đồng Yên của chính phủ Nhật Bản làm cho sức mua của đồng Yên giảm sút và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người dân Nhật Bản, đặc biệt là những người cao tuổi. Thực phẩm và năng lượng trở nên đắt đỏ hơn và lạm phát sẽ có thể xảy ra ở hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát này không có lợi.
Thứ hai, đó là những sai lầm trong dự đoán và tính toán tính cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản. Việc dựa vào phá giá nội tệ để đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh là không thể. Một nền kinh tế mạnh đòi hỏi tháo bỏ phá giá khỏi chính sách kinh tế nhưng vào thời
69
điểm muộn sẽ có khả năng đưa nền kinh tế đó trở về thời kỳ kém cạnh tranh và tỷ lệ thất nghiệp cao và Nhật Bản là một minh chứng. Nhật Bản có những công ty và ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh rất cao như công nghiệp ô tô hay công nghiệp hạt nhân. Tuy nhiên, có rất nhiều lĩnh vực mà Nhật Bản không có khả năng cạnh tranh hoặc cạnh tranh kém như ngành công ngh iệp điện tử và công nghệ cao với các công ty của Mỹ, Hàn Quốc ngay cả khi giá của hàng hóa đến từ Nhật Bản có giá cạnh trạnh hơn.
Thứ ba, phá giá đồng Yên không những không giúp Nhật Bản giải quyết tình trạng giảm phát mà còn gây ra những tác động tiêu cực tới thương mại của các nước là đối tác lớn của Nhật Bản như Trung Quốc, Hàn Quốc…bên cạnh những tác động tích cực cho thương mại của Nhật Bản (như đã chứng minh ở chương 2 thông qua mô hình kinh tế lượng). Phá giá đồng Yên khiến cho các đối tác thương mại của Nhật Bản là Hàn Quốc và Trung Quốc bị thiệt hại do hàng hóa của Nhật Bản trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hóa của hai nước này và để đối phó với tình trạng này, các đối tác thương mại của Nhật buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại tệ để chấm dứt việc đồng tiền của họ bị lên giá. Và hậu quả là những xung đột thương mại chống lại nền xuất khẩu của Nhật có thể xảy ra và các nhà đầu tư Nhật Bản có thể sẽ bị đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt.
Vậy bài học rút ra là việc muốn khôi phục nền kinh tế chỉ dựa trên phá giá nội tệ là điều hoàn toàn không thể. Nhật Bản cần tìm lại cho mình những giá trị kinh tế cơ bản. Cụ thể là, cần gia tăng giá trị tài sản bằng cách khuyến khích các hoạt động kinh tế trong nước, tự do hóa luật pháp và quy định nhằm cho phép các hoạt động đầu tư và kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Mặt khác, để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả đầu tư,kinh doanh, cần tăng các cách tiếp cận với nguồn vốn và tín dụng trong nền kinh tế. Nếu không bằng các biện pháp trên, nền kinh tế Nhật Bản không thể phục hồi nhanh chóng và giảm phát sẽ lại tái diễn mặc dù Chính phủ đã nỗ lực giúp kinh tế hồi phục bằng biện pháp phá giá nội tệ.
2.2. Bài học từ lần phá giá Việt Nam đồng năm 2011
Thứ nhất, mặc dù về lý thuyết, phá giá nội tệ cũng cải thiện tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu hay CCTM nhưng thực tế và nghiên cứu đã chứng minh xuất khẩu, CCTM của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều hay ảnh hưởng không liên tục bởi yếu tố biến động của tỷ giá. Vậy nên không nên chỉ dựa vào đánh giá độ lớn tác động và vai trò của những cú
70
sốc danh nghĩa (như chính sách tỷ giá) để có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện CCTM mà cần quan tâm nhiều hơn đến tác động của các cú sốc thực và cấu trúc đến biến động CCTM - các tác động này thường lớn và kéo dài trong nhiều năm.
Thứ hai, thực tế ở Việt Nam cho thấy rằng, áp lực đẩy tỷ giá tăng (nội tệ mất giá) là xuất phát từ lạm phát. Việc này có thể thể hiện một biện pháp chưa hiệu quả khi không những không kiềm chế được lạm phát do cung tiền tăng mà còn phải tốn kém khi dùng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp bình ổn tỷ giá nhưng cuối cùng vẫn phải phá giá.
Thứ ba, phá giá nội tệ có thể gây ra gánh nặng trả nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp và Chính phủ. Và để lập lại cân bằng thương mại và đối mặt với áp lực phá giá nội tệ, để tránh phải phá giá thì Ngân hàng Nhà nước buộc phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để tránh cho gánh nặng nợ nần của các doanh nghiệp và Chính phủ bằng ngoại tệ không tăng lên. Hành động can thiệp này không thể diễn ra ở quy mô lớn và thời gian dài. Cuối cùng Ngân hàng Nhà nước phải chấp nhận phá giá VND khi áp lực phá giá tăng lên. Hậu quả là mức phá giá càng lớn và cả Chính phủ và doanh nghiệp đều không tránh khỏi phải đối mặt với gánh nặng nợ nần lớn hơn quy ra VND.
Thứ tư, phá giá nội tệ còn có thể là kết quả của một sự e ngại , tâm lý muốn ổn định tỷ giá. Nếu Ngân hàng Nhà nước buộc phải tiếp tục áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, áp lực lạm phát gia tăng và áp lực phá giá nội tệ cũng tăng lên. Khi đó nếu Ngân hàng Nhà nước không có một chính sách tỷ giá linh hoạt và không thực hiện phá giá khi tình hình đòi hỏi phá giá thì sự ổn định và sự chống đỡ trước áp lực phá giá của thị trường cũng chỉ mang tính chất ngắn hạn và sau một thời gian thì một sự phá giá nội tệ buộc phải diễn ra. Khi đó, hậu quả của nó lên lạm phát sẽ ở mức trầm trọng hơn. Vì vậy, bài học rút ra là cần có một chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và theo hướng thị trường hơn để tránh những tác động tiêu cực do phá giá miễn cưỡng gây ra cho nền kinh tế.
Thứ năm, qua diễn biến về tỷ giá năm 2011, có thể nhận thấy rằng để có được một chính sách điều hành tỷ giá phù hợp và hiệu quả, đòi hỏi những nhà phân tích và hoạch định chính sách cần có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về vai trò của tỷ giá trong việc kiềm chế lạm phát, về mối quan hệ giữa trả nợ nước ngoài và phá giá nội tệ, cũng như về vai trò của tỷ giá đối với ổn định môi trường kinh doanh, triệt tiêu động cơ đầu cơ tiền tệ,...
71