Tình hình trong nước trước khi phá giá (giai đoạn 2008 2010, đặc biệt là năm 2010)

Một phần của tài liệu tác động của phá giá nội tệ năm 2011 đến nền kinh tế nhật bản và việt nam. bài học kinh nghiệm cho việt nam giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 50 - 60)

2. Phá giá nội tệ của Việt Nam năm 2011

2.1. Tình hình trong nước trước khi phá giá (giai đoạn 2008 2010, đặc biệt là năm 2010)

2010).

2.1.1. Tăng trưởng GDP

Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% (Hình II.6). Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng

47

2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm (Hình II.7). Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD (Hình II.8).

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình II.6: Tăng trưởng GDP theo quý giai đoạn 2009-2010

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình II.7: Tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2010

48

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Hình II.8: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010

(Nguồn số liệu: IMF Country Report No 06/52, February 2006; IMF Country Report No 10/281, September 2010; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011)

2.1.2. Tăng trưởng xuất nhập khẩu

Thứ nhất, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng hóa so với năm trước, trong đó, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp năng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng từ 4,6% xuống 4%. Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỉ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

49

Thứ hai, Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, bao gồm xăng dầu, tăng 225,2%; lúa mì tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giầy dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tùng 27,2%…

Thứ ba, nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình II.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2010

Thứ tư, thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao trong khi dự trữ ngoại hối vẫn ở mức thấp, gây sức ép lên tỉ giá. Nhập siêu năm 2010 đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, nhưng vẫn ở mức cao. Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì khả năng nhập siêu vẫn trên 23%. Đây là nhân tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% GDP và cán cân thanh toán thâm hụt khoảng 4 tỉ USD. Nhập siêu cao và kéo dài trong nhiều năm, nhất là từ năm 2007 cho đến nay đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong những năm tới đây.

50

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Hình II.10: CCTM, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán giai đoạn 2000 – 2010 (Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê (Dữ liệu xuất khẩu, nhập khẩu, CCTM theo số tuyệt đối); IMF Country Report No 10/281, September 2010 (dữ liệu CCTM, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán so với GDP với dữ liệu nhập khẩu tính theo giá FOB)).

Thứ năm, tỷ giá, lãi suất có nhiều biến động. Năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá USD/VND, ở một số thời điểm, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng lên rất mạnh. Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17.941 đồng lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18.544 đồng lên mức 1 USD = 18.932 đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do vẫn ở mức cao. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm lí, đời sống người dân, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

51

(Nguồn: SBV, dữ liệu của TVSC) Hình II.11: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 11/2009 – 12/2010

2.2. CCTM của Việt Nam sau khi tiến hành phá giá.

Điều kiện Marshall –Lerner được áp dụng trong trường hợp của Việt Nam như sau:

Tháng 2/2011, Việt Nam phá giá đồng VND từ 18.932 lên 20.828. Sau đây là thống kê sơ bộ về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và tỷ giá bình quân của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ giai đoạn 2010-2013:

Năm Tỷ giá bình quân/USD

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) 2010 18.932 72.237 84.839 2011 20.828 96.907 106.750 2012 20.828 114.529 113.780 2013 21.036 132.135 132.125

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Bảng II.1: Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

và tỷ giá bình quân VND/USD

Tính toán hệ số co dãn xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2011:

𝜂𝑥 =

(96.907−72.237

96.907+72.237)

(20,828−18,932

52 𝜂𝑚 = (106.750−84.839 106.750+84.839) (20,828−18,932 20,828+18,932) = 2,4 Tương tự, ta có bảng sau: Năm 𝜼𝒙 𝜼𝒎 𝜼𝒙+ 𝜼𝒎 2011 3,06 2,4 5,46 2012 - - - 2013 14,36 15,02 29,38

-Năm 2011: 𝜼𝒙+ 𝜼𝒎 = 3,06 + 2,4 = 5,46 > 1 => Phản ánh tính trội của hiệu ứng khối lượng. Tức là phá giá tháng 2/2011 đã làm khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm => CCTM tổng thể cả năm 2011 được cải thiện theo lý thuyết.

-Năm 2012: Không tính toán được vì tỷ giá không thay đổi.

-Năm 2013: 𝜼𝒙 + 𝜼𝒎 = 14,36 + 15,02 = 29,38 >1 => CCTM tiếp tục được cải thiện trong năm 2013 theo lý thuyết.

(Nguồn: www.tradingeconimcs,com) Hình II.12: Biểu đồ thể hiện CCTM của Nhật Bản

giai đoạn 2010-2013

Đồ thị 2 chiều với trục tung là số dư CCTM của Việt Nam, thặng dư hay thâm hụt, trục hoành là thời gian (giai đoạn 2010-2013). Ta có thể nhận thấy, hình dạng của đồ thị đã có những sự thay đổi từ sau khi phá giá.

53

CCTM được cải thiện hay trở nên xấu đi phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. Do hiệu ứng giá cả có tác dụng ngay lập tức ngay sau khi phá giá, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một thời gian nhất định. Điều này xảy ra là vì khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không co dãn trong ngắn hạn, mà chỉ co dãn từ từ trong dài hạn. Có thể nêu ra 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

-Cầu nhập khẩu không giảm trong ngắn hạn:

Cầu nhập khẩu trong nước và nước ngoài cần một thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hàng hóa sử dụng sau khi phá giá.

Đối với trong nước: Quá trình chuyển từ sử dụng hàng ngoại sang hàng nội không diễn ra ngay lập tức sau khi phá giá, mà thường là sau một thời gian nhất định. Điều này là do tâm lý ưa chuộng hàng ngoại vốn diễn ra trong một khoảng thời gian dài trước đó. Tuy nhiên trong dài hạn, hàng hóa nội địa sẽ dần được sử dụng do giá thành rẻ hơn, làm cho khối lượng nhập khẩu giảm trong ngắn hạn.

-Cung xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn:

Đối với nước ngoài: Hàng hóa Việt Nam xuất sang trở nên rẻ hơn một cách tương đối, tuy nhiên khối lượng hàng hóa chưa tăng ngay. Quá trình tăng khối lượng xuất khẩu sẽ diễn ra từ từ trong dài hạn.

Sau đó, hiệu ứng khối lượng dần dần thay đổi để bù đắp cho thâm hụt mà hiệu ứng giá cả gây ra. Các hợp đồng mới được cố định sau khi phá giá sẽ phản ánh việc thay đổi mức giá tương đối theo hướng có lợi cho sản phẩm trong nước.

-Trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng hoàn toàn lấn át hiệu ứng giá cả.

Sau khi thực hiện phá giá, hiệu ứng giá cả có tác dụng ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một thời gian nhất định. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng làm cho CCTM bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng lại có tính trội hơn so với hiệu ứng giá cả làm cho CCTM được cải thiện. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến J.

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố rất quan trọng đối với một quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa trên thị trường quốc tế.Khi tỷ giá của một quốc gia tăng lên thì nó sẽ làm giá cả của các mặt hàng nhập khẩu tăng lên

54

và giá các mặt hàng xuất khẩu rẻ hơn ở thị trường nước ngoài. Điều này trong ngắn hạn đã kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

(Nguồn: www.tradingeconimcs,com) Hình II.12: Biểu đồ thể hiện CCTM của Việt Nam năm 2010

Từ đồ thị ta có thể nhận thấy, tất cả 12 tháng trong năm 2010 Việt Nam đều có CCTM âm, tức là có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu. Nhập siêu năm 2010 ước tính là 12,37 tỷ USD, bằng 17,27% kim ngạch xuất khẩu. Xét theo khối doanh nghiệp, thâm hụt thương mại chủ yếu rơi vào khu vực các doanh nghiệp trong nước với 9,78 tỷ USD, chiếm 79% thâm hụt thương mại của cả nước. Các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) chỉ thâm hụt 2,6 tỷ USD, chiếm 21%.

(Nguồn: www.tradingeconimcs,com) Hình II.13: Biểu đồ thể hiện CCTM của Việt Nam năm 2011

55

Vào tháng 8/2011, lần đầu tiên sau nhiều năm CCTM Việt Nam thặng dư ở mức 1,1 tỷ USD. Do xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh và có tốc độ tăng cao hơn so với nhập khẩu (8,4%) nên CCTM hàng hóa của Việt Nam chỉ còn thâm hụt 9,84 tỷ USD, giảm so với mức 12,6 tỷ USD của năm 2010. Tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu là 10,2% - đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2002 đến 2011 và thấp hơn nhiều so với 4 năm trước đó (năm 2007 là 29,2%, năm 2008 là 28,7%, năm 2009 là 21,6% và năm 2010 là 17,5%).

Dưới đây là hai biểu đồ thể hiện CCTM của Việt Nam trong năm 2012 và năm 2013:

(Nguồn: www.tradingeconimcs,com) Hình II.14: Biểu đồ thể hiện CCTM của Việt Nam năm 2012

Xuất khẩu năm 2012 diễn biến theo hướng tích cực, tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2011. Nhìn tổng thể CCTM năm 2012 có thể nhận thấy sự cải thiện rõ rệt so với những năm trước.

56

(Nguồn: www.tradingeconimcs,com) Hình II.15: Biểu đồ thể hiện CCTM của Việt Nam năm 2013

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 ước tính đạt khoảng 131,3 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012. Về CCTM, tốc độ tăng xuất khẩu năm 2013 bằng tốc độ tăng nhập khẩu, CCTM của Việt Nam năm 2013 tiếp tục xuất siêu, ước tính xuất siêu cả năm là 863 triệu USD. Lần thứ hai liên tiếp kể từ khi gia nhập WTO năm 2007 Việt Nam xuất siêu.

Một phần của tài liệu tác động của phá giá nội tệ năm 2011 đến nền kinh tế nhật bản và việt nam. bài học kinh nghiệm cho việt nam giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)