Tổng quan về tình hình thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty cổ phần chế biến gỗ đông anh sang thị trường trung quốc (Trang 42)

5. Cấu trúc khóa luận

2.3.Tổng quan về tình hình thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường

trường Trung Quốc

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, nhưng đối với sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc trong những năm 2009 là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 sau Mỹ, EU, Nhật Bản, nhưng đến năm 2022 Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau EU. Thị trường Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu gỗ lớn trên thế giới, nên khi sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn. Cho dù vậy các doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức cải thiện chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu, gia tăng quy mô xuất khẩu, tăng thị phần trên thị trường Trung Quốc.

Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2021 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh so với giai đoạn trước. Đáng chú ý, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hầu hết gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới các thị trường đều giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc chỉ giảm so với tháng trước, nhưng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021 đạt 1,25 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2020, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Như vậy tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ góp phần khơng nhỏ vào việc tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.

35

Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc càng có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tới gian tới khi hoạt động sản xuất của nước này đang có xu hướng giảm, do tình trạng thiếu điện năng, nên các biện pháp hạn chế sử dụng điện trong các nhà máy hiện đang được thực thi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Trung Quốc còn đối mặt với các quy định nghiêm ngặt về mơi trường. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất của Trung Quốc ngày càng tăng, do điều kiện nhà ở được cải thiện nên người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng đầu tư để trang trí nhà cửa. Thu nhập tăng, sức mua tăng theo là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất tại thị trường Trung Quốc.

Như vậy về kim ngạch xuất khẩu trong vài năm gần đây ta có thể thấy rằng: Trong những năm trước kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có kết quả khơng mấy khả quan kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm, nhưng đến năm 2021 thì kim ngạch có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng về chất lượng của xuất khẩu vẫn chưa được bền vững, vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trên thị trường và nhất là sức cạnh tranh còn kém so với hàng của Trung Quốc.

2.3.2. Mặt hàng

Chủng loại: Mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam rất đa dạng phong phú ngày

càng phát triển kết hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau như kim loại, nhựa… hay làm khung có bọc vải, da hoặc các vật liệu khác. Nhưng mặt hàng đồ gỗ nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thì chỉ tập trung vào gỗ qua sơ chế và hàng mộc tức hàng nội thất được xử lý, chạm trổ như hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng nội thất được xử lý, chạm trổ như hàng thủ công mỹ nghệ là thế mạnh của các làng nghề truyền thống tập trung ở các tỉnh phía Bắc, các sản phẩm phù hợp với văn hóa của người Trung Quốc.

Mẫu mã: Mẫu mã sản phẩm của chúng ta ngày càng được nâng cao, cải

tiến, mang tính thực tế phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân nước xuất khẩu. Tuy nhiên mẫu mã so với các nước khác vẫn còn nghèo nàn, bắt cịn bắt chước mẫu hàng hóa của Trung Quốc, chưa có được nét đặc trưng riêng nên chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường Trung Quốc.

Chất lượng: Chất lượng hàng hóa ngày càng tăng cao nên mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 thị trường trên thế giới, cịn ở thị trường Trung Quốc thì thị phần vẫn chiếm tương đối nhỏ. Các cơ sở chế biến được đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại vào các cơng đoạn sấy gỗ, hồn thiện bề

36

mặt sản phẩm…Điều này làm cho sản phẩm của chúng ta ngày càng được nâng cao về chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh và các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính. Tuy nhiên thực tế vẫn cịn tồn tại các sản phẩm kém chất lượng, gây mất uy tín của đồ gỗ Việt Nam

Giá cả: Đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có giá cả thường thấp hơn mặt hàng đồ gỗ ở Trung Quốc, nhưng có một số mặt hàng lại có giá cả cao hơn làm giảm kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng. Như vậy, trong những năm qua chất lượng mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã có sự phát triển khá tốt. Chủng loại của các sản phẩm xuất khẩu ngày càng được đa dạng, phát triển các sản phẩm tinh chế, mang lại giá trị gia tăng cao. Chất lượng các sản phẩm gỗ cũng đã được quan tâm hơn, nâng cao chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vẫn gặp phải những hạn chế về kiểu dáng, mẫu mã và chưa làm nổi bật được nét đặc trưng của gỗ Việt.

2.3.3. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc gỗ sang thị trường Trung Quốc

- Các yếu tố về văn hóa xã hội của Trung Quốc:

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì văn hóa – xã hội tại nước nhập khẩu là rất quan trọng. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại nước nhập khẩu đó. Các doanh nghiệp khi muốn ra tăng quy mô và chất lượng xuất khẩu thì cần phải tìm hiểu rõ về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở thị trường mà mình nhắm đến. Từ đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với thị trường. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn có dân số đơng, tính đến tháng 7 năm 2012 dân số Trung Quốc khoảng 1,34 tỷ người, phân bố rải rác khắp các vùng. Giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, điều này thuận lợi cho phát triển xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất được chạm, trổ như đồ gỗ mỹ nghệ của các tỉnh miền Bắc. Trung Quốc cũng là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu gỗ lớn trên thế giới nên việc mặt hàng đồ gỗ của nước ta khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hiện nay thị hiếu tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng, vì vậy các sản phẩm gỗ của Việt Nam nhiều lúc trở nên lỗi mốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm mới, thay đổi mẫu mã, công nghệ để làm mới sản phẩm, tăng sức mua, mở rộng thị trường.

37

- Các quy định của Trung Quốc

Ngày nay xu thế hội nhập diễn ra ngày một mạnh mẽ nên việc bảo hộ sản phẩm trong nước là một xu thế tất yếu của mỗi quốc gia. Trung Quốc cũng đã áp dụng cơng cụ bảo hộ này cho những hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mặt hàng đồ gỗ cũng là một mặt hàng mà Trung Quốc có kim ngạch xuất khẩu lớn, vì vậy khi đồ gỗ của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc sẽ không tránh khỏi những rào cản thương mại, quy định về chất lượng.

- Các nhân tố luật pháp, chính sách vĩ mơ của nhà nước

Quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc. Từ năm 2004, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường lớn nhất về xuất khẩu và đứng thứ 3 về nhập khẩu sau Mỹ và Nhật Bản. Mỹ và Việt Nam còn tham gia Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (thành lập khu vực mậu dịch tự do ACFTA). Theo đó, thuế quan nhập khẩu của Trung Quốc đối với hầu hết các mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc được giảm xuống còn 0% bắt đầu từ ngày 01/01/2006. Điều này là một thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc. Song vai trò của nhà nước trong quản lý xuất nhập khẩu cũng có nhiều bất cập, chậm đề ra các chính sách thích hợp để quản lý và thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu lành mạnh như các thủ tục hải quan phức tạp… Chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ nói riêng. Do đặc thù của các doanh nghiệp này là cần rất nhiều vốn để mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất, tìm kiếm khách hàng, vận chuyển sản phẩm… nên việc có thể chủ động được nguồn vốn là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp, góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Trên thực tế, quy mô của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của nước ta có quy mơ khá bé, hoạt động manh mún, do đó mà khả năng huy động vốn bị hạn chế nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tăng quy mơ và chất lượng xuất khẩu. Chính sách quản lý ngoại hối, nguồn ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải cẩn trọng với nguồn vốn này, vì tình trạng thiếu USD thường xuyên xảy ra khi đến thời gian đáo hạn.

2.4. Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu của sản phẩm đồ gỗ của Công ty sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2018-2021

2.4.1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

38

Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2018 - 2021 ở mức tạm ổn định. Ngoại trừ hai năm đáng chú ý là 2019 và 2020 bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế, chính trị Thế giới lúc bấy giờ.

Đơn vị: Tỷ đồng Mặt hàng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Đồ gỗ nội thất (Tủ, giường, bàn học, vv…) 0.97 38,65% 1.20 30,22% 1.7 33,33% 1.91 36,73 % Bao bì bằng gỗ 0.51 20,32 % 0.72 18,14% 0.75 14,70% 0.93 17,88% Sản phẩm từ tre, nứa 0.56 22,31% 1.10 27,71% 1.95 38,23 % 2.01 38,65% Vật liệu xây dựng bằng gỗ 0.47 18,72% 0.95 23,93 % 0.67 13,74% 0.35 6,74% Tổng giá trị XK 2.51 100% 3.97 100% 5.1 100% 5.2 100%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty cổ phần chế biến gỗ Đông Anh

Cụ thể ở giai đoạn 2018 và 2021 thì các sản phẩm từ đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tất các mặt hàng khác của công ty với lần lượt là 38,65%, 30,22%, 33,33% và 36.73%. Dù tỷ trọng giảm và không đồng đều qua các năm song vẫn giữ vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu chính của cơng ty.

Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm được chế tạo bao bì bằng gỗ là 0.51 tỷ đồng chiếm 20,32% sau đó kim ngạch liên tục giảm qua các năm, đến năm 2021 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 0.93 tỷ đồng chiếm 17,88% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc của công ty. Đây là hai mặt hàng chủ lực của Công ty, với các khách hàng chủ yếu đến từ KCN, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nên có thể nhận thấy mặt bằng chung của các mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao và là mặt hàng giao nhận thường xun của Cơng ty phải thực hiện. Cịn lại các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng mặt hàng giao nhận của Công ty.

39

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ tre, nứa là 0,56 tỷ đồng chiếm 22,31% trong tổng kim ngạch, đến năm 2021 thì tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu được tăng lên thành 38,65%.

Mặt hàng vật liệu xây dựng có tỷ trọng xuất khẩu thấp nhất chỉ chiếm 18,72% sản lượng xuất khẩu vào năm 2018 và giảm mạnh vào năm 2020, 2021. Mặt hàng này không được ưa chuộng trong thị trường nước ngồi do cơng ty chưa có nhiều mẫu mã đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu thị yếu của khách hàng ngồi nước.

Nhìn chung, bên cạnh việc đầy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của cơng ty thì việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của công ty. Việc xuất khẩu thêm các mặt hàng về tre, nứa cũng góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty, tuy nhiên, mặt hàng này khơng ổn định và cịn thấp.

2.4.2. Đối tác

Các đối tác khách hàng mà Công Ty hướng đến phần lớn là những cơng ty có tên tuổi và thương hiệu lâu năm trong ngành chế biến sản phẩm đồ gỗ.

Bảng 2.3. Đối tác của Công ty cổ phần chế biến gỗ Đông Anh

Đơn vị: %

Nguồn: Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đông Anh

Tiêu biểu như khách hàng Công ty Thong sheng hung SDN.BHD một trong những thương hiệu ưa chuộng ở thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, SWEE HENG ENTERPRISE SDN BHD, Heh hui enterprise co., LTD, FOCUS PERFECT LTD, cũng đều là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sản phẩm chính

STT Đối tác Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1 SWEE HENG ENTERPRISE SDN BHD 24 27 25 28

2 Heh hui enterprise co.,

LTD 19 18 21 17

3 Thong sheng hung

SDN.BHD 28 26 27 25

4 FOCUS PERFECT LTD 17 19 15 20

5 LONGYAN HAO FANG

40

của đối tác tới thị trường chủ yếu tập trung vào đồ gỗ nội thất như giường, tủ, bàn học,…. Do thị hiếu của người dân ngày một tăng cao về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã đa dạng, nên các công ty đối tác luôn yêu cầu nghiêm ngặt và đảm bảo về số lượng, chất lượng gỗ đến từ Cơng ty xuất khẩu. Chính vì thế, kế hoạch của Công ty nhằm xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ trong tương lai là tập trung mạnh vào sản xuất và chất lượng hàng tốt nhất, xây dựng thương hiệu ở những đối tượng khách hàng chính và đầy tiềm năng tại Trung Quốc. Đồng thời, giảm lượng cung cấp cho những khách hàng nhỏ lẻ khác. Điều này cho thấy cơng ty đã có những kế hoạch và định hướng trong quá trình điều chỉnh cơ chế sản phẩm ra hường, thay đổi mục tiêu khách hàng. Đây được coi là tín hiệu đáng mừng trong việc góp phần đẩy mạnh q trình sản xuất và nâng cao chất lượng cạnh tranh của công ty.

2.4.3. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ

Nhìn vào bảng 2.5 ta nhận thấy, từ năm 2018 đến năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc của công ty cũng đều liên tục tăng qua các năm. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty sang thị trường Trung Quốc là 2,51 tỷ đồng, sang đến năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,97 tỷ đồng tăng 58,2% so với năm 2018. Đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 5.1 tỷ đồng, tăng so với năm 2019 là 28.5%. Đến năm 2021, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu ổn định hơn, nhà

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty cổ phần chế biến gỗ đông anh sang thị trường trung quốc (Trang 42)