5. Cấu trúc khóa luận
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
3.1.2. Bối cảnh quốc tế
Năm 2018 là cột mốc thời gian quan trọng với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản bởi mơi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Ngày 19/10/ 2018, tại Brussels, Việt Nam và Ủy ban châu Âu đã ký Hiệp định VPA/ FLEGT.
Hiệp định này đã khẳng định cam kết và quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam cũng như mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả ba lĩnh vực kinh tế-xã hội-môi trường, nổi bật là mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhất là cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Quốc hội cũng đã chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP, sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, chính thức mở ra các thị trường mới mà lâu nay mức thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam còn khá cao như Canada, Mexico, Peru...
50
Khơng dừng lại ở đó, Việt Nam cũng đã kết hiệp định EVFTA vào năm 2019. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của chúng ta tăng trưởng được nhanh như vậy có thể nói là do tác động của các Hiệp định Thương mại tự do. Sau những Hiệp định Thương mại tự do lớn thì với những thị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... chúng ta đều có những hiệp định song phương, hoặc chúng ta đã ký với họ trong khuôn khổ ASEAN, nên chúng ta được hưởng nhiều lợi ích về thương mại cũng như giảm thiểu rào cản phi thuế quan. Nhờ đó, ngành gỗ phát triển rất nhanh, đồng thời phải tự cải tiến, tiếp nhận những thành quả khoa học công nghệ mới của nhân loại để đáp ứng yêu cầu các sản phẩm theo chuẩn quốc tế mà chúng ta đã ký kết.
Trong bối cảnh Covid-19 và khủng hoảng vỏ container kéo dài, cộng với cước phí vận chuyển đường biển tăng hơn 10 lần, tuy nhiên, trong năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh vẫn tăng trưởng ấn tượng. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) UKVFTA được ký chính thức tại London, Vương quốc Anh (UK) ngày 29/12/2020 đóng vai trị quan trọng, ngành gỗ cũng hưởng lợi khi nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thuế suất về 0% trong vịng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%), giúp cho gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn tại thị trường Anh.
Hiệp định UKVFTA cũng sẽ giúp cân bằng lợi thế trong sân chơi thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh, đồng thời gia tăng tính minh bạch về tiêu chuẩn chất lượng. Từ đây, thương hiệu sản phẩm đạt chuẩn Anh quốc sẽ giúp hàng hóa Việt Nam trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ dễ dàng tiếp cận với nhiều thị trường khác. UKVFTA không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh mà còn tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong ngành chế biến gỗ. Đây cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam khai thác và mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm để tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng tại thị trường này.
Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh là rất chặt chẽ. Để khai thác hiệu quả lớn từ Hiệp định UKVFTA, các doanh nghiệp ngành gỗ cần đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thơng tin về lao động, mơi trường sản xuất để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.
Để đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu các mặt hàng gỗ sang các nước thuộc EU, năm 2018 Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) với EU, hiệp định có
51
hiệu lực vào năm 2019. Trong thời gian tới, để hiện thực hóa hiệp định, các cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ cấp giấy phép (FLEGT) đối với các lô hàng xuất khẩu sang EU. Giấy phép này sẽ giúp các sản phẩm gỗ của Việt Nam được phép tiêu thụ thuận lợi tại tất cả các thị trường trong khối này.
Đặc biệt, hiện nay Cuộc chiến Nga - Ukraine đã và đang đẩy ngành gỗ Việt Nam vào nguy cơ thiếu nguyên liệu. Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì vậy thương mại ngành gỗ giữa Việt Nam với Nga nghiêng hẳn về nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng rất lớn: Diện tích rừng 815 triệu ha và lượng gỗ khai thác hàng năm lên tới trên 200 triệu m3, tương đương 10% tổng lượng cung gỗ toàn cầu (Malgules Groome, 2021). Xung đột Nga – Ukraina đang diễn ra, khiến các nước phương tây hiện đang áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga, việc chặn các hoạt động thanh toán quốc tế của Nga chắc chắn sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga.
Hiện các hãng vận tải biển lớn như Maersk, Evergreen Line và Hapag-Lloyd đã ngừng hoạt động tại Nga nhằm phản đối cuộc chiến Nga – Ukraine. Điều này có nghĩa khâu vận chuyển gỗ nguyên liệu từ Nga sẽ gặp phải khó khăn.
Bên cạnh đó, làn sóng các cơng ty và tổ chức tẩy chay Nga ngày càng trở nên mạnh mẽ, tính đến ngày 7/3/2022 đã có 250 tổ chức và công ty tuyên bố rút khỏi các hoạt động tại Nga nhằm phản đối chiến tranh.
Trong nhóm các cơng ty dừng hoạt động tại Nga có IKEA của Mỹ, là một trong những nhà cung cấp các mặt hàng gỗ lớn nhất toàn cầu, cũng là nhà cung cấp lượng gỗ nguyên liệu rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam. Ngày 3/3/2022 vừa qua IKEA đã thơng báo tạm dừng tồn bộ hoạt động tại Nga và Belarus.
Nếu chiến tranh Nga – Ukraine kéo dài, nguồn cung gỗ từ Nga với lượng cung mỗi năm lên tới gần 40 triệu tấn gỗ nguyên liệu quy tròn sẽ bị mất đi. Hụt về cung gỗ nguyên liệu trong khi cầu tiêu dùng về đồ gỗ tiếp tục gia tăng đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn nguyên liệu.
Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, với lượng nhập khoảng 5-6 triệu m3 gỗ quy trịn mỗi năm, vì vậy những tác động tiềm tàng từ chiến tranh Nga – Ukraine đối với ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.
52