Hình 2.2 Hình 2.2
2.1 Driver cho hệ thống điều khiển các bộ biến đổi phụ thuộc 25
Khâu tạo xung và khuyếch đại xung sẽ tạo ra xung có đủ biên độ, độ rộng để đưa đến các tiristo trong mạch lực. Xung truyền đến cực điều khiển của tiristo qua các mạch cách ly dùng biến áp xung hoặc các phần tử photocoupler.
2.1.1 Khối đồng pha và tạo điện áp tựa
Khối đồng pha có chức năng đảm bảo quan hệ về góc pha cố định với điện áp của mạch lực nhằm xác định điểm gốc để tính góc điều khiển α và hình thành điện áp có dạng phù hợp làm xung nhịp cho hoạt động của khâu tạo điện áp tựa phía sau nó.
Thực tế khâu này có quan hệ ảnh hưởng qua lại chặt chẽ với khâu tạo điện áp tựa, nên trong một số trường hợp đơn giản, hai chức năng trên được gộm trong một mạch duy nhất, mà thông thường mạch đồng pha là luôn chức năng đồng bộ.
Để thực hiện chức năng đồng bộ thông thường người ta sử dụng máy biến áp (tùy thuộc vào loại chỉnh lưu một pha hay ba pha sẽ có khâu đồng bộ là máy biến áp một pha hay ba pha) hoặc các phần tử cách ly quang.
Một điều cần chú ý là khi sử dụng MBA đồng bộ cho chỉnh lưu 3 pha là: cách đấu các cuộn dây sơ cấp ảnh hưởng rõ rệt tới pham vị điều chỉnh góc αmin÷αmax, vì van khơng mở ngay được khi điện áp lưới bắt đầu dương mà chậm hơn thời điểm này 300 (thời điểm chuyển mạch tự nhiên). Với cách đấu máy biến áp ∆/Y ta sẽ có phạm vi điều chỉnh α=00÷1800, và điện áp đồng bộ udpA lấy theo tỷ lệ điện áp dây uAC, do đó điểm qua 0 của điện áp này vào đúng giao điểm cắt nhau của hai điện áp pha A và C, mà điểm này tương đương với góc α=00 của van lực pha A (nghĩa là sử dụng điện áp dây uAC là điện áp đồng pha cho V1, trong sơ đồ chỉnh lưu hình tia hoặc hình cầu ba pha).
Khi MBA đấu Y/Y, điện áp đồng pha sẽ là điện áp pha A của lưới, do đó điểm qua 0 của điện áp này sớm pha hơn 300 so với điểm tương ứng góc α=00. Như vậy phạm vi điều chỉnh góc mở α=00
÷1500