Sơ đồ nguyên lý khối xử lý và hiển thị

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Thiết kế chế tạo phương tiện đo đại lượng nhiệt độ ứng dụng phương pháp nội suy spline: (Trang 70 - 71)

- Nguyên tắc làm việc

Khối xử lý là trung tâm điều khiển bao gồm thực hiện thuật toán nội suy, thực hiện giao thức bắt tay với IC và điều khiển hiển thị LCD. IC được dùng để xử lý được lựa chọn là PIC16F877A, ngôn ngữ C. Trong phạm vi ứng dụng đề tài cũng không cần thiết dùng tới IC này, mà thay vào đó có thể dùng 8051 với ngơn ngữ ASM kinh tế và cơ bản với những gì đã được học. Thực tế bây giờ người dùng PIC rất phổ biến do đó chúng em muốn được làm và thực hành về PIC để có cơ hội nắm rõ về nó hơn.

Trong sơ đồ trên, cổng A được dùng để nhận tín hiệu từ phím nhấn và điều khiển LED đơn cảnh báo. Cổng B dùng để cổng xuất dữ liệu bít số tới DAC, dữ liệu ra kiểu song song chính là điện áp mẫu được tạo từ phần mềm.

Mạch được làm theo kiểu là ủi thủ cơng. Việc đi mạch địi hỏi kỹ năng và kiến thức đi mạch chặt chẽ. Kỹ thuật đi mạch ( board ) phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Đường số và đường tương tự phải nằm cách xa nhau trên mạch.

- Các đường tần số cao phải đi riêng và khoảng cách càng ngắn càng tốt. Trách các đường tương tự đi cạnh và gần để tránh nhiễu,cố gắng tạo mass phủ cạnh.

- Điện áp tham chiếu cho ADC phải ổn định nên tốt nhất nếu phải dùng áp tham chiếu ngồi thì nên tạo 1 nguồn riêng và tránh rẽ mạch hay bất cứ gì làm sụt áp. Các tụ lọc có giá trị lớn cũng nên hạn chế vì bản thân nó có thể tạo thành dịng rị.

- Đối với ADC dùng trong mạch thì tuyệt đối khơng được đi đường dây hay tụ gắn dưới gầm linh kiện. Có thể tham khảo tại trang chủ microchip.com để có được cách đi mạch tốt nhất cho từng trường hợp.

a) Sơ đồ board mạch chính

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Thiết kế chế tạo phương tiện đo đại lượng nhiệt độ ứng dụng phương pháp nội suy spline: (Trang 70 - 71)