Phân tích sự nhất thờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tương thích điện từ trong hệ thống thiết bị sunroof tự động của xe cộ (Trang 43 - 45)

So sánh với sự đảo chiều, tình huống nghiêm trọng hơn xảy ra khi mơtơ khơng kết nối với nguồn. Lí do là năng lượng được lưu trữ trong tất cả các cuộn dây sẽ giải phóng ra xung quanh, trong khi cùng lúc sự đảo chiều liên quan đến một cuộn dây. Một điện áp phát xạ dẫn điển hình được đo và hiển thị dưới đây.

Hình 5.27: Phát xạ dẫn nhất thời khi môtơ tắt đột ngột

Nhiễu nhất thời khi môtơ tắt có một nội dung nhiều tần số hơn nhiễu đảo chiều. Các thành phần tần số chính có phạm vi lên đến 200MHz. Những xung nhất thời này có thể được làm suy giảm để dập đi, những xung này còn được gọi là xung E. Các xung này xuất hiện như dòng điện DM trong cáp môtơ, và mức độ cao nhất trong các xung này là 110mA. Ước tính thực nghiệm của nhiễu nhất thời khi mơtơ tắt thì tạo ra EMI cao

Việc dự đốn nhiễu này là vơ cùng khó khăn, bởi vì nó liên quan đến tham số ký sinh của mơtơ lên đến tần số rất cao. Các tần số đỉnh cao này thay đổi với môtơ khác nhau giống như “dấu vân tay” của mơtơ, nó cịn được gọi là các chế độ tự nhiên. Để ngăn chặn nhiễu này, ta nên làm cho cáp môtơ ngắn hơn và tụ điện triệt mắc sun lớn hơn khi nó là dịng điện DM. Cấu hình dây dẫn dường như khơng ảnh hưởng đối với loại nhiễu này. Việc giảm sự thay đổi dịng điện nhất thời sẽ mang lại lợi ích rất lớn trong việc triệt nhiễu nhất thời.

2.4.6 Kết luận

Vì dự đốn của EMI phụ thuộc vào việc dự đốn chính xác dòng điện HF ở cả hai chế độ chung và sai khác, mơ hình mơtơ đặc biệt hữu ích và quan trọng. Chúng ta bắt đầu mơ hình từ cuộn dây và kết thúc với một mơ hình hồn chỉnh đối với tần số thấp và tần số cao.

Kết luận dưới đây hướng dẫn cho việc thiết kế EMC:

• Nhiễu đảo chiều xuất phát từ các tia lửa điện áp giữa các cuộn dây và chổi quét khi cuộn dây ngừng đảo chiều. Mạch triệt có thể làm giảm mức nhiễu. Các tụ điện triệt nối đất có tác dụng chủ yếu.

• Bức xạ phát ra từ nhiễu đảo chiều có thể được loại bỏ bằng cách làm ngắn cả hai phần cuối của nguồn nhiễu, tức là, với sự tiếp đất tốt ở cả hai vỏ môtơ và cực âm của nguồn điện.

• Nhiễu đảo chiều giữa đầu cuối và vỏ mơtơ sẽ bức xạ ra khơng khí trong khi cáp hoạt động như một ăng-ten hiệu quả. Vì vậy, chúng ta sẽ giữ cáp môtơ càng ngắn càng tốt. Quy định này cũng rất hữu ích để ngăn chặn nhiễu nhất thời khi mơtơ tắt.

• Tụ điện triệt mắc sun có tác dụng trong việc triệt nhiễu nhất thời.

2.5 RƠLE

Nhiễu nhất thời xảy ra khi chúng ta bật hoặc tắt bộ SCU. Ngồi ra cịn do sự chuyển mạch, mở và đóng của rơle cũng dẫn đến sự thay đổi đột ngột của dịng điện hoặc điện áp. Bởi vì tải cảm ứng của nó dẫn đến sự thay đổi dịng điện lớn hơn, điều đó có hại. Nó có thể gây tia lửa điện giữa các dòng điện và tiếng ồn popping được nghe trong radio. Những tình huống này cần phân tích nhất thời.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tương thích điện từ trong hệ thống thiết bị sunroof tự động của xe cộ (Trang 43 - 45)