- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc thích hợp đến thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống ngô LVN99( thời gian gieo đến trỗ cờ, tung phấn,
4.2.1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của cây ngô được gọi la giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của các giống ngô. Khi cây trổ cờ được coi là kết thúc thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, giai đoạn này kết thúc khi nhánh cuối cùng của bơng cờ đã thấy rõ hồn toàn. Ở giai đoạn này cây ngơ ngừng sinh trưởng thân lá vì lúc này các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ đều tập chung vào cơ quan sinh sản. Ở điều kiện ngoài đồng ruộng, sự tung phấn của cây ngô thường xuyên sảy ra từ 8-10h sáng và từ 14 - 16h chiều. Giai đoạn trỗ cờ tung phấn phun râu cây ngô yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ tương đối khắt khe (nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là 20 - 22ºC, độ ẩm 80%) nếu gặp điều kiện bất thuận
như hạn và nắng nóng thì ngơ sẽ bị giảm tỷ lệ hạt/bắp do đó dẫn tới giảm năng suất ngơ.
Thực tế cho thấy vụ đông năm 2011 giai đoạn đầu khi cây có từ 3-5 lá gặp điều kiện thời tiết mưa nhiều do hai cơn bão số 3,4 dẫn đến cây ngô sinh trưởng và phát triển không đồng đều ảnh hương tới quá trình phát triển chung của giống ngô LVN99. Thời điểm trước trổ cờ tung phấn phun râu gặp thời tiết khơ hạn, khơng có mưa do đó ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn, giảm đáng kể đến năng suất ngơ tham gia thí nghiệm.
Qua số liệu bảng 4.2 ta thấy: với các cơng thức đạm khác nhau bón vào các thời kỳ 3-5 lá khác nhau thì thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ, tung phấn phun râu của giống LVN99 cũng khác nhau. Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của giống ngơ thí nghiệm giao động trong khoảng 66 - 70 ngày. Trong đó cơng thức 4 và cơng thức 5 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài nhất 70 ngày, cao hơn so với công thức đối chứng. Các cơng thức cịn lại đều có thời gian từ gieo đến trỗ cờ cao hơn so với đối chứng.
Giai đoạn từ gieo đến tung phấn biến động từ 69- 73 ngày trong đó cơng thức 4 và cơng thức 5 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ là dài nhất 73 ngày và dài hơn so với công thức đối chứng 4 ngày. Các cơng thức cịn lại đếu có thời gian từ gieo đến trỗ cờ cao hơn công thức đối chứng.
Giai đoạn phun râu bắt đầu khi có một vài râu ngơ đã xuất hiện nhìn thấy ngồi lá bi. Phun râu được xác định khi vịi nhụy dài 2-3cm. Sự phun râu của ngơ được bắt đầu từ dưới liên trên, râu ngơ nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số noãn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này, những noãn khơng được thụ tinh sẽ khơng có hạt và bị thối hóa, gây ra hiện tượng ngơ đuôi chuột.
Qua số liệu bảng 4.2 ta thấy: thời gian từ gieo đến phun râu của giống LVN99 trong các cơng thức thí nghiệm biến động từ 70 - 75 ngày. Với các mức đạm bón vào thời kỳ 3-5 lá khác nhau thì thời gian từ khi gieo đến phun râu của giống LVN99 là khác nhau. Trong đó cơng thức 5 có thời gian từ gieo đến phun râu cao nhất 75 ngày, cao hơn so với đối chứng. Các cơng thức cịn lại đều có thời gian từ gieo đến phun râu cao hơn công thức đối chứng. Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu của giống ngơ thí nghiệm giao động từ 0 - 6 ngày điều đó chứng tỏ các cơng thức bón đạm khác nhau vào các thời kỳ 3-5 lá đối với giống ngơ LVN99 có thể khác nhau về sinh trưởng và phát triển.
Các nhà khoa học cho rằng khoảng cách từ tung phấn đến phun râu càng ngắn thì càng có lợi cho thụ phấn, thụ tinh số hoa cái được thụ tinh nhiều hơn, đồng thời khả năng chống chịu của giống cũng tốt hơn.