Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây cải xanh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất và hàm lượng nitrat của rau cải xanh tại khu công nghệ cao khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình thời tiết khí hậu trong 6 tháng thực hiện thí nghiệm

4.4.Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây cải xanh

hại của cây cải xanh

Sâu bệnh hại đã trở thành một yếu tố quan trọng hạn chế lớn đến năng suất, hình thức sản phẩm, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng, chế độ luân canh, tính chất của thành phần vi sinh vật đất. Khi sử dụng các biện pháp phịng trừ đặc biệt là sử dụng thuốc hóa học đã sinh ra độc tố gây hại tới sức khỏe con người. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất rau từ 10 – 40% thậm chí cịn có thể lên tới 100% trong những năm dịch bệnh nặng. So với loại cây trồng chuyên canh khác thì rau là loại cây trồng khơng những nhiều về số lượng mà cịn nhiều về chủng loại chính vì vậy cây rau có nhiều loại sâu, bệnh hại hầu như quanh năm, có loại chun tính cao nhưng phần lớn là loại đa thực và phát triển khắp mọi nơi.

Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả ngoài việc lựa chọn một bộ giống kháng sâu bệnh tốt còn phải áp dụng các biện pháp phịng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), trong đó bón phân cân đối, hợp lý là một khâu quan trọng giúp nâng cao khả năng chống chịu của cây rau đối với sâu bệnh hại.

Quá trình quan sát và theo dõi tình hình sâu hại cải canh trong thí nghiệm thấy xuất hiện các loại sâu bệnh: sâu ăn lá, rầy mềm, không thấy xuất hiện loại bệnh nào. Về mật độ rầy mềm hại cải canh được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.7: Tình hình sâu hại cải xanh

CT Rầy mềm (%) Sâu ăn lá (%)

CT1 (ĐC) 7,6 4,8

CT2 8,5 5,3

CT3 7,2 6,2

CT4 6,7 5,7

CT5 7,2 6,6

Ghi chú: 0% : Không gây hại 0-5% : Rất ít

5-25% : Ít

25-50% : Trung bình 50-75% : Nhiều >75% : Rất nhiều Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy:

Rầy mềm phá hại ở tất cả các cơng thức thí nghiệm. Thích tập trung chích hút trên phần non của cây làm cây bị quăn queo, chậm tăng trưởng.

Rầy sống thành từng đàn, ít nhất 5-7 cm, sau đó phát triển nhanh thành từng đám dày đặc. Vì vậy để phát hiện rầy rất dễ. Qua theo dõi ta thấy công thức 4 là cơng thức xuất hiện ít rầy mềm nhất, cơng thức 3 và công thức 5 số lượng rầy mềm xuất hiện nhiều hơn công thức 4 0,5%. Công thức 1 số lượng rẫy xuấ hiện là 7,6%. Cơng thức 2 có số lượng rầy mềm xuất hiện nhiều nhất là 8,5%.

Sâu ăn lá: Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Ở mật độ cao sâu chúng ăn phá sơ xác lá chỉ còn lại gân lá. Sâu phát sinh gây hại từ khi cây

còn nhỏ đến khi trưởng thành. Qua bảng trên ta thấy số lượng sâu xanh ăn lá không nhiều, cơng thức 1 là cơng thức có số lượng sâu xanh ít nhất 4,8%. Công thức 2 và 4 số lượng sâu xanh ăn lá tăng lên lần lượt là 5,5% và 5,7%. Công thức 3 số lượng sâu xanh là 6,2% tăng lên so với công thức 4 là 0,5%. Công thức 5 là cơng thức có số lượng sâu xanh nhiều nhất là 6,6%.

Như vậy sâu ít gây hại trong các cơng thức thí nghiệm. Do rau được trồng trong điều kiện có thiết bị che chắn. Trước khi gieo hạt đã tiến hành sử lý đất bằng cách phun Foocmalin công nghiệp và rắc Diapho, ủ đất, phủ nilon 7 – 10 ngày. Sau đó bỏ nilon, phơi đất 5 ngảy rồi mới tiến hành reo hạt. Nhằm hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại. Chúng tôi đã thường xuyên nhổ cỏ, bắt sâu đồng thời kết hợp với các kỹ thuật chăm sóc khác như: hàng ngày tươi nước vào sáng sớm chiều tối, bón phân tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt nầng cao sức chống chịu sậu, bệnh hại. Mặt khác, q trình làm thí nghiệm có điều kiện thuận lợi cho cây rau cải xanh sinh trưởng và phát triển tốt nhất có sức đề kháng cao nên đã hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất và hàm lượng nitrat của rau cải xanh tại khu công nghệ cao khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 41)