Cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ, tính đến hết ngày 31/12/2012

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của yếu tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 28 - 41)

Số dựán

Tổng số vốn đăngký

TriệuUSD Tỷ lệ (%)

Đồng bằng sôngHồng 4,034 48,753.7 23.47 Trung du và miền núi phíaBắc 375 4,106.5 1.98 Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung 879 44,386 21.36 TâyNguyên 137 811.2 0.39 Đông NamBộ 8,273 99,002.7 47.65 Đồng bằng sông CửuLong 775 10,707.9 5.15 Cảnước 14,473 207,768 100.00 Trích nguồn: Tổng cục thốngkê

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2012 về đầu tư FDI theo vùng, lãnh thổ thì khu vực Đồng Nam Bộ là vùng thu hút được vốn FDI nhiều nhất với 8,273 dự án; 99,002.7 triệu USD chiếm đến 47.65% trong tổng số vốn đăng ký của cả nước (khơng tính đến dầu khí). Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, đứng đầu là Thành Phố Hồ Chí Minh với ưu thế về điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông, vận tải thu hút được tổng số vốn FDI lớn nhất cả nước với 4,337 dự án với 32,403.2 triệu USD đầu tư. Khu vực Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía bắc là 2 vùng kinh tế thu hút được nguồn vốn FDI thấp nhất.

Tuy nhiên, tính riêng trong năm 2013, khơng kể dầu khí ngồi khơi, các nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào 56 tỉnh thành phố. Thái Nguyên là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3.4 tỷ USD, chiếm 15.2% vốn đăng ký. Với sự điều chỉnh tăng 2.8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa đứng thứ hai với 2.924 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 13.1% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2.614 tỷ USD, chiếm 11.7% vốn đăng ký.

Xét trong 6 Vùng kinh tế của cả nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu là vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn cấp mới và tăng vốn là 6.73 tỷ USD chiếm 30.1% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 6.64 tỷ USD chiếm 28.9% tổng vốn đầu tư cả nước, đứng thứ 3 là vùng Đông Nam bộ với 4.7 tỷ USD cấp mới và tăng thêm. Tây Ngun là vùng có ít dự án đầu tư nhất cả nước, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm chỉ đạt 6.25 triệu USD.

2.3.2 Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2014:

Tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17,499 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250.6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 124.5 tỷ USD, bằng 50 % tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 139.9 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 48.1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư), xây dựng với 11.3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư).

Tính đến cuối năm 2014 đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 37.2 tỷ USD (chiếm 14.8% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản theo sát với 36.8 tỷ USD (chiếm 14.7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kơng.

Đầu tư nước ngồi đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 37.9 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26.7 tỷ USD (chiếm 10.6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23.4 tỷ USD (chiếm 9.3% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 21.5 tỷ USD (chiếm 8.6% tổng vốn đầu tư) và Bình Dương với 19.9 tỷ USD (chiếm 7.9% tổng vốn đầu tư).

Tính từ 1/1/2014 đến 15/12/2014, cả nước có 1,588 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 15.64 tỷ USD,tăng 9.6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngồi ra, có 594 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4.58 tỷ USD, bằng 62.4% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20.23 tỷ USD, bằng 93.5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).

Trong năm 2014, số lượng các dự án quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ. Cả năm 2014 cả nước thu hút được 4 dự án có quy mơ vốn trên 1 tỷ USD, 22 dự án trên 100 triệu USD, 24 dự án trên 50 triệu USD, 157 dự án trên 10 triệu USD. Còn lại là các dự án dưới 10 triệu USD (chiếm 87% tổng dự án cấp mới năm 2014). Quy mơ vốn trung bình của dự án FDI trong năm 2014 khoảng 9.8 triệu USD, thấp hơn so với quy mơ vốn bình qn dự án FDI nói chung là 14 triệu USD.

Có 4 dự án có quy mơ trên 1 tỷ USD năm 2014 là:

- Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên, sản xuất lắp ráp gia công các sản phẩm điện, điện tử, vốn đăng ký: 3 tỷ USD

- Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, các phần mềm tiên tiến, vốn đăng ký: 1.4 tỷ USD

- Công ty TNHH Dewan International tại Khánh Hòa, xây dựng, phát triển khu vực biển chính của Nha Trang, vốn đăng ký: 1.25 tỷ USD

- Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, gia cơng các sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷ USD Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán khoảng 10 dự án BOT điện, vốn mỗi dự án khoảng từ 2 – 2.5 tỷ USD và có dự án dầu khí đặc biệt lớn tại Bình Định (vốn khoảng 27 tỷ USD) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Việc thu hút các dự án lớn vào đầu tư tại Việt Nam thường có thời gian chuẩn bị nhiều năm. Do vậy, việc chưa có các dự án lớn trong năm 2014 chưa phản ánh được xu thế đầu tư hiện tại.

Phân chia theo lĩnh vực đầu tư:

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 774 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14.49 tỷ USD, chiếm 72% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 35 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2.54 tỷ USD, chiếm 12.6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1.05 tỷ USD, chiếm 5.2% tổng vốn đăng ký.

Có thể thấy, tỷ trọng ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo trong tổng vốn đăng ký của cả nước đã tăng đều trong thời gian vừa qua (năm 2011 chiếm 50%, năm 2012: 70%, năm 2013: 76.6%, năm 2014: 72%). Trong đó, đã xuất hiện nhiều dự án có hàm lượng cơng nghệ cao, đóng góp vào phần chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Định hướng đầu tư này là phù hợp với mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư FDI theo ngành và lĩnh vực của Việt Nam.

Trong 4 dự án có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD thì đã có 3 dự án trong lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo (Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên với vốn đầu tư là 3 tỷ USD, Công ty TNHH Samsung CE Complex tại thành phố Hồ Chí Minh - 1,4 tỷ USD, Công ty TNHH Samsung Display Bắc Ninh - 1 tỷ USD). Riêng 3 dự án này đã chiếm 35% tổng vốn đầu tư của cả nước trong năm 2014.

Phân chia theo đối tác đầu tư:

Trong năm 2014 đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Năm nay, với một loạt các dự án đầu tư của Samsung đã giúp Hàn Quốc vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 7.32 tỷ USD, chiếm 36.2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kơng đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14.8 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2.79 tỷ USD, chiếm 13.8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản

đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2.05 tỷ USD, chiếm 10.1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy có thể thấy các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan vẫn là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài các dự án đầu tư mới thì các nhà đầu tư cũng mở rộng sản xuất kinh doanh tại các địa phương khác (Thái Nguyên, Bắc Ninh...) chứ không chỉ tập trung vào những thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.

Phân chia theo địa phương:

Trong 12 tháng năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, dẫn đầu về đầu tư nước ngoài là Thái Nguyên với 3.35 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 16.6% tổng vốn đầu tư của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3.1 tỷ USD, chiếm 15.4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Đồng Nai đứng thứ 3 với 1.83 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm. Tiếp theo là các tỉnh/thành phố như Bắc Ninh, Bình Dương, Khánh Hịa với quy mơ vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1.58 tỷ USD; 1.46 tỷ USD và 1.25 tỷ USD.

Trong vài năm gần đây, một số địa phương như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Khánh Hòa đã tận dụng tốt các lợi thế của tỉnh và có phương thức thu hút đầu tư hiệu quả nên đã thu hút được các dự án lớn, có tác động tới kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong năm 2014, Thái Nguyên tiếp tục thu hút được 1 dự án của Samsung sản xuất, lắp rắp, gia công sản phẩm và linh kiện điện tử với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD và đưa Thái Nguyên lên vị trí dẫn đầu thu hút FDI trong năm nay. Ngồi ra, Bắc Ninh, Khánh Hịa cũng đã có được dự án lớn (trên 1 tỷ USD) trong năm nay. Các tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phịng vẫn giữ được tốc độ thu hút đầu tư tốt.

Phân chia theo vùng kinh tế:

Khu vực Đông Nam bộ (gồm 6 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh) hiện dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với 7.2 tỷ USD tổng vốn đầu, chiếm 35.7% tổng số vốn đầu tư của cả

nước tư trong năm 2014. Đứng thứ hai là khu vực đồng bằng sông Hồng với 6.2 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 31% tổng vốn đầu tư của cả nước. Đây là 2 vùng kinh tế lớn nhất của cả nước, có cơ sở hạ tầng tốt, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề và thu hút nhiều dự án đầu tư FDI. Đứng thứ ba là khu vực Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung với 2.1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 10.7% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Khu vực Đồng bằng song Cửu Long, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc có kết quả thu hút đầu tư FDI cịn hạn chế do đây là khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém xa so với các trung tâm kinh tế của cả nước.

2.3.4 Tình hình thực hiện và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong năm 2014:

Vốn thực hiện của FDI tại Việt Nam (tính đến ngày 15/12/2014) ước đạt 12.35 tỷ USD, tăng 7.4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 2.9% so với kế hoạch năm 2014. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng nhẹ và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ,thúc đẩy giải ngân các dự án đã được chú trọng hơn. Đồng thời cơng tác đối thoại chính sách với các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, phần nào giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn.

Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101.59 tỷ USD, tăng 15.2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt 94.41 tỷ USD tăng 16.7% so với cùng kỳ 2013. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84.56 tỷ USD, tăng 13.6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12 tháng, khu vực đầu tư nước ngồi xuất siêu 17.03 tỷ USD.

Như vậy, có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong

các năm gần đây (năm 2010 là 54.1%; năm 2011 là 56.9%; năm 2012 là 64%, năm 2013 là 66.9%). Và trong năm 2014 đạt mức cao nhất từ trước đến nay 101.59 tỷ USD, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu.

Nộp ngân sách nhà nước của khu vực đầu tư nước ngồi (khơng kể dầu thô) năm 2014 đạt 5.58 tỷ USD, tăng 11.6% so với năm 2013, chiếm 21.25% tổng thu nội địa và chiếm 14.4% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu từ dầu thô ước đạt 4.67 tỷ USD, chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách nhà nước.

2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

Marta Bengoa, Blanca Sanchez-Robles (2003): Nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng mẫu của 18 quốc gia châu Mỹ Latin trong giai đoạn1970-1999. Bài nghiên cứu cho thấy rằng tự do hóa thương mại là nhân tố tích cực đến việc thu hút dịng vốn FDI. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tương quan cùng chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tận dụng được lợi thế từ dòng vốn dài hạn này nước chủ nhà cần có một nguồn nhân lực đầy đủ, kinh tế ổn định và tự do hóa thị trường.

E. Borenszteina, J. De Gregorio b, J-W. Lee c (1998 ) Bài nghiên cứu kiểm định tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh tế sử dụng dữ liệu về dòng vốn FDI đầu tư từ các nước công nghiệp cho 69 nước đang phát triển trong hai thập kỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng FDI là một nhân tố quan trọng trong việc chuyển giao cơng nghệ, và đóng góp nhiều hơn vào sự tăng trưởng kinh tế so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều này chỉ xuất hiện khi nước chủ nhà nắm giữ một nguồn lực lao động đủ mạnh. Khi đó nền kinh tế trong nước mới đủ khả năng hấp thụ các tiến bộ công nghệ tiên tiến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Xiaoying Li, Xiaming Liu (2005) Bài nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế sử dụng mẫu dữ liệu

của 84 quốc gia trong giai đoạn 1970 -1999, sử dụng mơ hình một phương trình và mơ hình nhiều phương trình để xem xét quan hệ giữa hai nhân tố này. Bài nghiên cứu cho thấy phát sinh quan hệ nội sinh giữa FDI và tăng trưởng kinh tế từ giai đoạn 1980 trở đi. FDI không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế mà cịn ảnh hưởng gián tiếp thơng qua tương tác hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao có tác động tích cực đến FDI trong khi khoảng cách về cơng nghệ có tương quan tiêu cực đối với FDI.

Sasi Iamsiraroj (2015) :Các kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu cho thấy rằng

có một sự tương quan hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, cũng như gia tăng FDI cũng góp phần tăng trưởng kinh tế.Ngoài tác động trực tiếp từ tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn có thể thu hút thơng qua các nhân tố như lực lượng lao động, các hạn chế thương mại, và môi trường đầu tư thân thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của yếu tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 28 - 41)

w