1.3.1. Tác hại tới sức khoẻ gây ra bởi nhiễm độc asen
Nhiễm độc asen cấp tính
Asen có mặt ở khắp nơi trong môi trường với hàm lượng rất thấp. Nhưng asen lại là một loại thuốc độc mạnh khi đưa vào cơ thể với liều cao. Trong lịch sử, asen đã được dùng làm thuốc độc giết người nhất là thời Trung cổ cho tới giữa thế kỷ 19. Liều gây chết ở người là 100 – 200 mg ơxyt asen. Ngộ độc cấp tính asen gây nơn mửa, khơ họng, co cứng cơ, đau bụng, ngứa tay chân, rối loạn mạch, suy nhược thần kinh, vã mồ hơi, đi ngồi, ảo giác, hỏng thận và tử vong. Nếu sống sót sau nhiễm độc cấp tính thì cũng mắc một số bệnh như giảm tuỷ xương, thiếu máu, to gan, rối loạn sắc tố da, viêm dây thần kinh, viêm não, v.vv…[41, 97].
Nhiễm độc asen trường diễn
Thâm nhiễm với hàm lượng asen thấp, nhưng trong thời gian dài cũng gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ. Những biểu hiện chung của nhiễm độc asen trường diễn là mệt mỏi, uể oải, mất cảm giác ngon miệng, sút cân. Với thời gian thâm nhiễm dài, trên da sẽ xuất hiện những biến đổi sắc tố dạng chấm nhỏ như các giọt mưa. Ngồi ra cũng có thể xuất hiện các nốt sần bằng hạt ngơ ở lịng bàn tay và bàn chân. Các bệnh mạch vành và mạch ngoại vi dẫn tới sự hoại tử ở chân (bệnh chân đen) cũng đã được báo cáo. Asen được xếp vào nhóm các chất gây ung thư với rất nhiều bằng chứng từ nghiên cứu dịch tễ học ở người. Asen được chứng minh là có liên quan tới sự gia tăng tỉ lệ các bệnh ung thư ở da, bàng quang, gan và phổi tại các khu vực có ơ nhiễm [59].
Những tác hại tới sức khoẻ do sử dụng các nguồn nước có hàm lượng asen cao đã được nghiên cứu rất nhiều tại Đài loan, Bănglađet và Ấn Độ. Tác giả Tseng đã chứng minh được mối tương quan giữa sự nhiễm độc asen do dùng nước giếng đến bệnh thiếu máu cục bộ ở tim khi lấy mẫu tại vùng có bệnh nhân bị bệnh chân đen thuộc bờ biển tây nam Đài loan [89]. Tiến hành nghiên cứu với 8102 cá thể
vùng đông bắc Đài loan, tương quan giữa thâm nhiễm asen với tỉ lệ mắc các bệnh ung thư bàng quang, thận và niệu quản đã thể hiện rất rõ rệt [21]. Ảnh hưởng của sự nhiễm độc asen trường diễn đến sự phát triển của hệ thần kinh, tiểu đường type II cũng đã được phát hiện tại Đài loan và Bănglađet [64, 88, 90].
Năm 1983 tại khoa da liễu, trường y học nhiệt đới ở Calcuta người ta đã phát hiện những trường hợp tổn thương da do asen đầu tiên, đó là dân cư sống tại Tây Bengan, Ấn Độ và sau đó là những bệnh nhân đến từ Bănglađet. Các đặc điểm tổn thương da chủ yếu gặp phải là biến đổi sắc tố ở ngực, cánh tay, cẳng chân, sừng hoá ở khuỷu tay, gan bàn chân, gan bàn tay. Sau khi loại bỏ một số nguyên nhân thì nước ăn của các bệnh nhân đã được mang đi kiểm tra và thủ phạm asen từ nguồn nước ngầm dùng làm nước ăn đã được khẳng định. Kết quả điều tra cho thấy thời gian ủ bệnh do asen có thể là 10 năm hoặc lâu hơn, ví dụ đối với dạng sừng hố nhưng cũng có thể là ngắn hơn nếu liều tiếp xúc cao hơn kết hợp với chế độ dinh dưỡng kém [22, 79].