Khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Keolai thuần loà

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 145 - 146)

, Mg2+ trong đất trồng Keo ở độ tuổi khác nhau tại Lƣơng Sơn Hòa Bình

2. Khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Keolai thuần loà

Khả năng hấp thụ CO2 cây cá thể Keo lai

Trong cây cá thể Keo lai lượng cacbon tập trung chủ yếu ở thân cây và dao động trong khoảng từ 20,10 - 69,64 % (trung bình 54,31%); tiếp đến là rễ cây chiếm từ 10,69 - 30,55 % (trung bình 16,40%); cành cây chiếm từ 8,04 - 25,29% (trung bình 15,16%); lượng cacbon trong lá dao động từ 2,87 - 31,09% (trung bình 8,58 %) và thấp nhất là trong vỏ cây, dao động từ 3,80 - 8,33% (trung bình là 5,54%). Lượng CO2 hấp thụ của các bộ phận cây cá thể tương quan với lượng cacbon trong các bộ phận của cây (theo mối tương quan CO2 hấp thụ = 11/3 lượng cacbon trong cây). Tỷ lệ % lượng CO2 hấp thụ của các bộ phận của cây bằng tỷ lệ lượng cacbon trong các bộ phận thân cây.

Hệ số chung của phương trình tương quan giữa cacbon và sinh khối tươi cây cá thể là 0,24 ( 24%), công thức C = 0,24 Ptươi

Lượng CO2 hấp thụ = 0,88 Ptươi các cơng thức này có thể áp dụng để tính tốn trong thực tế.

Khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo lai thuần loài

Lượng cacbon tích lũy trong đất rừng trồng Keo lai tương đối lớn, dao động từ 36,86-95,6% (trung bình chiếm 67,74% tổng lượng cacbon của lâm phần) và dao động trong khoảng 39,78 - 47,60 tấn/ha.

Trong cùng một tuổi, tổng lượng cacbon hấp thụ trong toàn lâm phần ở các cấp đất khác nhau cũng rất khác nhau. Cấp đất I: Tổng lượng cacbon trong lâm phần dao động từ 50,76 - 108,82 tấn/ha ứng với tuổi từ 1 đến 7; Cấp đất II lượng cacbon dao động từ 48,97 - 91,04 tấn/ha; Cấp đất III lượng cacbon dao động từ 45,94 - 82,85 tấn/ha; Cấp đất IV lượng cacbon dao động từ 43,85 - 68,35 tấn/ha. Như vậy, ở cấp đất tốt thì khả năng sinh trưởng của rừng tốt nên khả năng hấp thụ cacbon cũng tốt hơn và ngược lại.

Từ lượng cacbon tích lũy có thể tính lượng CO2 hấp thụ (theo mối tương quan CO2 hấp thụ = 11/3 lượng cacbon trong cây).

3. Mối quan hệ giữa sinh khối, cacbon với các nhân tố điều tra lâm phần Keo lai Đã xác định được 9 phương trình tương quan giữa sinh khối cây cá thể/lâm phần với các nhân tố điều tra, từ đó 15 bảng tra sinh khối và cacbon chung và riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)