Diễn biến của vị trí đường bờ, độ cao sóng và mực nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lựa chọn và ứng dụng bộ công cụ nghiên cứu biến động đường bờ khu vực bãi biển nha trang (Trang 115 - 119)

(Các giá trị trung bình ngày)

Tiến hành tính tốn hệ số tương quan giữa độ cao sóng, mực nước với vị trí đường bờ (giá trị trung bình ngày) cho thời gian từ 1/1/2014 đến 31/10/2017 thu được:

1. Hệ số tương quan giữa mực nước với vị trí đường bờ: 0,35 2. Hệ số tương quan giữa độ cao sóng với vị trí đường bờ: 0,55 Xét riêng với các mùa, hê ̣ số tương quan thu được như sau:

3. Tương quan giữa độ cao sóng với vị trí đường bờ trong thời kỳ mùa gió đơng bắc: 0,66

4. Tương quan giữa mực nước với vị trí đường bờ trong thời kỳ mùa gió đơng bắc: 0,03

5. Tương quan giữa độ cao sóng với vị trí đường bờ trong thời kỳ gió mùa tây nam: 0,25

6. Tương quan giữa mực nước với vị trí đường bờ trong thời kỳ gió mùa tây nam: 0,45

Xét tổng thể tương quan giữa độ cao sóng với vị trí đường bờ lớn hơn so với tương quan của mực nước với vị trí đường bờ hay độ cao sóng có ý nghĩa lớn hơn so với mực nước trong diễn biến đường bờ.

Trong mùa gió đơng bắc , hệ sớ tương quan giữa đơ ̣ cao sóng và vị trí đường bờ tăng lên (0,66 >0,55) và hệ số tương quan của mực nước so với vị trí đường bờ giảm xuống (0,03<0,35). Như vâ ̣y, vai trò của sóng trong các tháng mù a gió đơng bắc chiếm ưu thế so với vai trò của mực nước đến quá trình diễn biến đường bờ . Trong mùa gió tây nam, độ cao sóng nhỏ (phần lớn nhỏ hơn 0,5m) thì vai trị của sóng lại giảm so với vai trò của mực nước đến quá trình diễn biến đường bờ.

3.4. Kết quả phân tích các hàm điều hòa

Trong mục này, nghiên cứu sinh đã áp dụng phương pháp phân tích hàm điều hịa để phân tích và đánh giá kết quả mô phỏng biến đổi đường bờ. Từ đó, đã xác định được quy mô thời gian của các tác động và nguyên nhân làm biến động bãi biển.

Sử dụng kết quả mơ hình trích xuất tại vị trí X = 200m để phân tích, kết quả các thành phần điều hòa đươ ̣c trình bày trong bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8. Kết quả phân tích hàm điều hịa vị trí đường bờ

Trung bình: µ = 27,4m Phương sai: Dy = 17,3

Chu kỳ T = P/i (ngày) % đóng góp vào phương sai Hài điều hòa thứ i Ai (m) Bi (m) Ci (m) – biên độ của hài i 𝜏𝑖 (ngày) – pha ban đầu

1 -0,33 -0,74 0,81 621,03 1097,00 1,5

2 0,24 -0,40 0,46 226,80 548,50 0,5

5 0,16 0,44 0,47 12,19 219,40 0,5 6 -0,82 -2,17 2,32 101,90 182,83 12,0 7 -0,04 0,39 0,40 154,31 156,71 0,3 8 0,17 0,08 0,19 25,00 137,13 0,1 9 -0,07 0,29 0,30 117,44 121,89 0,2 10 0,43 0,21 0,48 19,51 109,70 0,5 11 0,36 -0,31 0,48 36,22 99,73 0,5 12 0,17 0,14 0,22 12,77 91,42 0,1 13 0,25 -0,01 0,25 21,47 84,38 0,1 14 -0,09 -0,18 0,20 44,80 78,36 0,1 15 -0,25 0,00 0,25 54,73 73,13 0,1 19 -0,06 -0,27 0,27 30,84 57,74 0,2 20 -0,15 0,33 0,36 51,14 54,85 0,3 21 -0,08 -0,36 0,37 28,01 52,24 0,3 24 -0,20 -0,13 0,24 29,89 45,71 0,1 25 0,25 0,05 0,26 9,53 43,88 0,2 27 0,07 0,22 0,23 1,88 40,63 0,1 33 -0,10 0,15 0,18 30,17 33,24 0,1 35 0,02 0,17 0,17 0,51 31,34 0,1 41 0,15 0,03 0,16 5,78 26,76 0,1 43 0,20 0,01 0,2 6,11 25,51 0,1 45 0,27 0,03 0,27 5,7 24,38 0,2 49 0,22 0,07 0,23 4,56 22,39 0,1 … … … … … … …

Kết quả phân tích cho thấy, biến đổi của vị trí đường bờ chủ yếu do 3 thành phần chính quyết định:

- Thành phần thứ 2 ứng với số hiệu i = 3, có chu kỳ 365 ngày, biên độ 6m, pha ban đầu 86 ngày, góp 80,3 % vào phương sai chung của dao động.

- Thành phần thứ 3 ứng với số hiệu i = 6, có chu kỳ 182 ngày, biên độ 2,3m, pha ban đầu 101 ngày, góp 12 % vào phương sai chung của dao động.

- Thành phần thứ nhất ứng với số hiệu i = 1, có chu kỳ bằng 1097 ngày (3 năm), biên độ bằng 0,81m, pha ban đầu bằng 621 ngày, dao động này gây nên 1,5 % phương sai chung của dao động trong 3 năm.

- Cịn lại là các thành phần có chu kỳ dao đơ ̣ng biến thiên từ quy mô sự kiê ̣n đến quy mô tháng chi ếm tỷ trọng 7,7% nhưng lại gây ra biến động vị trí đường bờ cục bộ và làm biến động bãi biển.

Hình 3. 42. So sánh diễn biến đường bờ sau khi lọc chu kỳ nửa năm, 1 năm và 3 năm

Tổng hơ ̣p hai thành phần i=3 và i= 6 đóng góp 92,3% phương sai vào dao động năm. Kết hợp hai dao động này tạo nên biến trình điển hình gồm cực đại của vị trí đường bờ vào các thời điểm tháng 8 (trong mùa gió tây nam) và cực tiểu vào tháng 1 (trong mù a gió đơng bắc) đặc trưng cho bãi biển Nha Trang (hình 3.42, đồ thị (2)).

Như vâ ̣y, qua việc phân tích đã xác định được các thành phần gây biến động vị trí đường bờ với chu kỳ , biên đơ ̣ và pha khác nhau . Từ đó, viê ̣c dự báo được diễn biến đường bờ theo công thức (2.23) với các tham số xác định trong bảng 3.7. Hình 3.43 dưới đây so sánh kết quả phân tích hàm điều hịa, kết quả dự báo của mơ hình biến động đường bờ và kết quả xử lý ảnh camera trong giai đoạn từ 5/2013 đến 5/2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lựa chọn và ứng dụng bộ công cụ nghiên cứu biến động đường bờ khu vực bãi biển nha trang (Trang 115 - 119)