(Nguồn: Khảo sát thực tế năm 2013)
5.3.2.6 Hoạt động phi nông nghiệp
Nghề nghiệp của hộ cũng tác động mạnh đến xác suất thoát nghèo, những hộ có thêm nguồn thu nhập khác ngồi nơng nghiệp thì khả năng thốt nghèo sẽ càng cao. Giả định xác suất thốt nghèo ban đầu là 20% thì đối với hộ có cơng việc khác ngồi nơng nghiệp sẽ tăng xác suất thoát nghèo lên 57,8% nếu các yếu tố khác khơng đổi.
Nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong đời sống của người dân, tuy nhiên diện tích đất canh tác của hộ cịn hạn chế, trung bình ở hộ thốt nghèo cũng chỉ hơn 600 m2/người, trình độ sản xuất lại lạc hậu nên sản lượng đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào “thiên thời, địa lợi”. Thêm vào đó, chi phí đầu vào ngày càng tăng mà giá cả sản phẩm đầu ra lại giảm. Hơn nữa, Trà Vinh cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiều nhất khu vực nên thu nhập từ nơng nghiệp những năm gần đây có xu hướng giảm.
Chính vì những lý do trên, HGĐ buộc phải chuyển đổi sản xuất, tham gia vào các ngành nghề khác để tìm kiếm thu nhập. Các hộ thốt nghèo chủ yếu là có người đi làm cơng nhân ở các xí nghiệp da giầy, chế biến thủy sản ở gần địa phương hay họ di cư đi làm cơng nhân trong các xí nghiệp lớn ở Bình Dương, Hồ Chí Minh,… Theo số liệu khảo sát thực tế, có gần 83% hộ thốt nghèo tham gia hoạt động phi nơng nghiệp trong khi ở hộ nghèo chỉ có
Số nă m đi họ c
Hộ nghèo 31% 69% Hộ thốt nghèo 17% 83% Có Khơng
69%. Do trình độ giáo dục thấp ở hộ nghèo thấp hơn nên họ hạn chế khả năng tiếp cận các hoạt động phi nơng nghiệp có thu nhập cao hơn, cơng việc chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp (chiếm đến 31%).
Bảng 5.4 Tình trạng tham gia hoạt động phi nơng nghiệp của hai nhóm hộ
(Nguồn: Khảo sát thực tế năm 2013)
Tóm tắt chương, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có chính sách tín dụng ưu đãi có tác động đến xác suất thốt nghèo. Riêng chính sách giáo dục lại có tác động âm, trái với kỳ vọng nghiên cứu, và chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất lại chỉ có tác động ở một số địa bàn nhất đính. Ngồi ra, khả năng thốt nghèo của hộ cịn bị tác động bởi các yếu tố như hoạt động phi nơng nghiêp, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, tỷ lệ người phụ thuộc và diện tích đất bình qn.
Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Chương 6 sẽ đưa ra kết luận chung của nghiên cứu, qua đó tác giả gợi ý một số chính sách nhằm góp phần cải thiện tỷ lệ thốt nghèo của Tỉnh trong thời gian tới
6.1 Kết luận
Sau 10 năm triển khai, Chương trình XĐGN đã góp phần kéo giảm tỷ lệ nghèo của Tỉnh, cụ thể từ 18,84% (theo chuẩn nghèo Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH) năm 2002 đến năm 2012 còn 16,69% (theo chuẩn nghèo Quyết định 09/2011/QĐ-LĐTBXH) (Sở LĐTB&XH Trà Vinh, 2013). Các chính sách XĐGN mà Tỉnh đã và đang áp dụng có tác động tích cực góp phần nâng cao thu nhập của hộ nghèo/thốt nghèo trên địa bàn.
Chính sách tín dụng ưu đãi có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nghèo của HGĐ. Những HGĐ nhận được hỗ trợ sẽ có xác suất thốt nghèo cao hơn những hộ khác. Chính sách được người dân đánh giá với mức độ hài lịng và tính thiết thực khá cao, vì hộ có thể đầu tư vào phát triển sản xuất, cải thiện chất lượng nhà ở và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tỷ lệ HGĐ nhận được hỗ trợ cịn hạn chế (trung bình khoảng 20% HGĐ) do công tác truyền thông chưa được chú trọng, 65% hộ được khảo sát chưa biết thông tin hoặc khơng biết mình là đối tượng hưởng lợi của chính sách. Bên cạnh đó, chính sách cũng thể hiện một số bất cập trong công tác triển khai như cấp bị có chất lượng kém, thiếu giám sát dẫn đến HGĐ sử dụng sai mục đích, bình xét hộ thốt nghèo chưa hợp lý.
Nghiên cứu chưa phát hiện tác động của các chính sách như hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất, trợ cấp y tế, giáo dục và tiền mặt. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất lại có tác động ở một số địa bàn nhất định, cụ thể ở huyện Cầu Ngang. Và chính sách trợ cấp giáo dục có tác động âm đến xác suất thoát nghèo, kết quả đi ngược lại mục tiêu, do khoản hỗ trợ cịn khá thấp và lợi ích từ đầu tư giáo dục chưa được nhìn nhận đúng đắn từ phía HGĐ.
Ngồi ra, những nhân tố như trình độ học vấn, tuổi, dân tộc của chủ hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất bình qn và hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp cũng có tác động lớn đến xác suất thốt nghèo. Những HGĐ có tỷ lệ người phụ thuộc thấp, diện
tích đất canh tác cao và có thu nhập khác ngồi nơng nghiệp sẽ có cơ hội thốt nghèo cao hơn. Và những hộ nghèo là người dân tộc Khmer sẽ thốt nghèo khó hơn người Kinh và người Hoa, vì họ có trình độ học vấn thấp, hạn chế trong giao tiếp, đặc biệt với tập quán sinh hoạt cộng đồng cao, tư duy làm chỉ cần đủ ăn.
6.2 Gợi ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia (Phụ lục 8), tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách như sau:
Thứ nhất, cần có chính sách riêng cho từng nhóm hộ nghèo/cận nghèo phù hợp với hoàn cảnh của hộ và từng địa bàn cụ thể.
Thực hiện cơng tác rà sốt và phân loại nhóm hộ nghèo/cận nghèo theo mức độ khả năng thốt nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Chẳng hạn, những hộ khơng hoặc khó có khả năng thốt nghèo như hộ khơng có sức lao động do bệnh tật, già yếu thì cần đẩy mạnh chính sách cho “con cá”. Ngược lại, những hộ có khả năng lao động thì cần hỗ trợ “cần câu” như hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường,… hạn chế chính sách trợ cấp tiền mặt. Đối với những hộ khơng phải là hộ nghèo kinh niên thì cần xác định rõ thời hạn, lộ trình hỗ trợ và điều kiện hỗ trợ để tránh tính ỷ lại của hộ.
Các hộ đã thoát nghèo cần tiếp tục được nhận hỗ trợ ít nhất 2 năm sau khi thoát nghèo. Một mặt, giúp hộ có thể tránh được các cú sốc do hỗ trợ bị cắt giảm đột ngột và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ đẩy mạnh phát triển ổn định kinh tế gia đình. Mặt khác, hạn chế tình trạng ỷ lại vì có nhiều hộ khơng muốn phấn đấu thốt nghèo do sợ mất hỗ trợ.
Đối với từng địa bàn cụ thể cũng cần có những chính sách riêng phù hợp với đặc điểm của địa bàn đó. Như đã phân tích ở trước, mỗi huyện có những đặc điểm khác nhau, có chính sách chỉ có hiệu quả ở nơi này nhưng lại khơng có tác dụng ở nơi khác. Đối với vùng đơng đồng bào dân tộc Khmer cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt như bên cạnh cho vay vốn chăn nuôi, trồng trọt cần kết hợp đưa cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng trực tiếp cho hộ; tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trị của giáo dục, sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình.
Thứ hai, rà sốt và điều chỉnh lại công tác thực thi chính sách tín dụng đảm bảo chương trình đạt được mục tiêu.
Mặc dù, chính sách tín dụng có vai trị quan trọng trong công tác giảm nghèo của Tỉnh nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đánh giá, phân loại các đối tượng cần vay vốn một cách rõ ràng, minh bạch và nắm bắt rõ mục đích vay vốn của hộ. Nên đa dạng hóa nguồn vốn vay với nhiều phương thức vay và trả khác nhau, xem xét thời hạn và mức cho vay tăng lên phù hợp với nhu cầu và mục đích vay vốn của HGĐ. Đồng thời, giao quyền tự chủ hơn cho hộ nhận được hỗ trợ tín dụng, hạn chế trường hợp cấp con giống trực tiếp vì có thể khơng phù hợp với nhu cầu của hộ. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của hộ và hình thức xử lý đối với những trường hợp sử dụng sai mục đích vay. Ngồi ra, phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn đến các hộ để họ mạnh dạn vay vốn nều hộ có đủ điều kiện và nhu cầu, đặc biệt những hộ DTTS.
Thứ ba, xây dựng tiêu chí bình xét hộ nghèo/thốt nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều để nhận diện đúng tình trạng của hộ
Linh hoạt hơn trong xây dựng tiêu chí xét chọn hộ nghèo/thoát nghèo phù hợp với địa phương. Hiện tại, chuẩn nghèo đang áp dụng thấp hơn nhiều so với giá trị thực do giá cả và chi phí sinh hoạt gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Từng bước xóa bỏ cơ chế giao khoán tỷ lệ thoát nghèo từ phía trên xuống đảm bảo kết quả thoát nghèo phản ánh đúng hoàn cảnh của hộ. Cần căn cứ theo thực trạng của địa phương mà xây dựng các tiêu chí phù hợp để bình xét hộ nghèo, đối với những địa bàn có mức sống cao cần nâng chuẩn nghèo lên, hướng tới xây dựng chuẩn nghèo đa chiều liên quan đến các khía cạnh như y tế, giáo dục, nhà ở, khả năng tiếp cận thị trường,…
Thứ tư, cần có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm phi nơng
nghiệp giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người dân vùng nơng thơn.
Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương mở rộng sản xuất để đa dạng hóa việc làm, gắn với ổn định thu nhập từ các nguồn lực sẵn có và đặc thù của từng địa bàn. Chẳng hạn, trong q trình khảo sát thực tế và trị chuyện với cán bộ ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc, được biết người dân ở khu
vực này thoát nghèo chủ yếu nhờ mơ hình hợp tác xã nơng sản sạch. Theo đó, những hộ gia đình có ruộng đất ít hoặc những gia đình có ruộng đất bỏ hoang khơng người canh tác liên kết với nhau, áp dụng mơ hình trồng rau sạch để xuất khẩu sang nước ngoài (Phụ lục 7). Trong giới hạn, đề tài không tập trung nghiên cứu sâu tác động của mơ hình này mang lại, mà chỉ mang tính gợi ý về một mơ hình thốt nghèo mới, cần được nhân rộng và sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền hơn nữa để duy trì phát triển. Vì mơ hình này tận dụng được nguồn lực, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm đối với các hộ nghèo khơng có đất canh tác, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em nghèo.
Bên cạnh đó, cần lồng ghép nhiều chương trình hỗ trợ, nhất là nên thơng qua chương trình của Hội phụ nữ để gắn kết phụ nữ với phụ nữ sẽ đạt hiệu quả tối ưu trong vấn đề sức khỏe sinh sản, tăng cường khả năng kinh doanh nhỏ, đào tạo nghề, truyền nghề, cấy nghề nhất là nghề thủ công gắn với truyền thống của đồng bào dân tộc như đan lát, thủ công mỹ nghệ bằng tre nứa, trợ vốn để khởi sự kinh doanh, trợ vốn theo nhóm phụ nữ.
Cuối cùng, chính sách trợ cấp giáo dục không chỉ dừng lại ở miễn giảm học phí cho hộ nghèo/cận nghèo.
Theo các nghiên cứu trước đều cho thấy đầu tư cho giáo dục là cơ hội giúp người nghèo cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên ở nghiên cứu này lại phát hiện chính sách giáo dục lại khơng có tác động tích cực đến khả năng thoát nghèo của người dân. Như đã phân tích ở trên, nguồn hỗ trợ từ miễn giảm học phí khơng đủ bù đắp khoản chi phí để HGĐ cho con đến trường, vì đối với hộ nghèo thì trẻ em cũng là một nguồn lao động quan trọng, đặc biệt là người Khmer nghèo. Do đó, chính sách trợ cấp giáo dục cần mở rộng sự hỗ trợ hơn nữa, tạo điều kiện cho trẻ em đến trường như trợ cấp một phần chi phí đồ dùng học tập, học bổng cho HSSV nghèo vượt khó với số lượng và giá trị cao hơn. Đồng thời, các tổ chức Đoàn thể địa phương cần vận động, tuyên truyền theo hướng giúp hộ nghèo nhận thức được lợi ích lâu dài từ giáo dục, khuyến khích HGĐ đưa con em đến trường.
Tóm tắt chương, đề tài đưa ra năm gợi ý chính sách nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ thoát nghèo của Tỉnh trong thời gian tới, gồm: i) cần có chính sách riêng cho từng nhóm hộ nghèo/cận nghèo; ii) rà soát và điều chỉnh lại cơng tác thực thi chính sách tín dụng; iii) xây dựng tiêu chí bình xét hộ nghèo/thốt nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều; iv) cần
có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm; và v) nâng mức hỗ trợ chính sách trợ cấp giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ LĐTB&XH (2004). Hệ thống văn bản về Bảo trợ xã hội và Xóa đói giảm nghèo, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
2. Bùi Quang Minh (2007), Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình Phước và một số giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp.HCM.
3. Dự án diễn đàn miền núi Ford (2004), Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở miền núi phía Bắc.
4. Đinh Phi Hổ và Chiv, Vanndy (2009), “Nghèo và môi trường tự nhiên trong quá trình phát triển bền vững ở ĐBSCL”, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 2.
5. Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2006), Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn tỉnh Bình Phước 2006 – 2020, Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Bình Phước.
6. Lâm Quang Lộc (2014), Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng sơng Cửu Long, Luận văn thạc sĩ Chính sách cơng, trường Đại học
Kinh tế Tp.HCM.
7. Lê Văn Toàn (2009), “Những yếu tố tác động đến phân tầng mức sống ở Việt Nam”,
Tạp chí khoa học, Số 10(103).
8. Mai Thị Xuân Trung (2012), Quy trình xác định hộ nghèo và các vấn đề chính sách: trường hợp huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sĩ Chính sách cơng, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
9. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2012), Đánh giá nghèo Việt Nam với tựa đề “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu Ấn tượng của Việt Nam trong Giảm nghèo và Những Thách thức Mới”.
10.Ngân hàng thế giới (2000), Báo cáo phát triển Việt Nam: Tấn cơng nghèo đói 11.Ngân hàng thế giới (2004), Báo cáo phát triển Việt Nam: Nghèo.
12.Ngân hàng thế giới (2004), Báo cáo cập nhật nghèo 2006: Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004.
13.Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển Việt Nam: Hướng tới tầm cao mới. 14.Ngân hàng thế giới (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012
15. Nguyễn Ngọc Đệ và Trần Thanh Bé (2003), “Người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long: những điều kiện để thốt nghèo”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Số 04 (2005), trang 163-172.
16.Nguyễn Trọng Hoài (2005), Nghiên cứu ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Đông Nam Bộ, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM.
17.Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL giai đoạn 2006 – 2008.
18.Pincus, Jonathan R. (2010), “Ghi chú bài giảng: Thoát nghèo”, Tài liệu mơn học Chính sách phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
19. Phan Thị Nữ (2012), “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam”, Tạp Chí Khoa Học, Đại học Huế, Tập 72B (Số 3).
20.Trương Thanh Vũ (2007), Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2003 – 2004, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Tp.HCM.