Phân loại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá lên lạm phát tại các quốc gia châu á (Trang 38 - 41)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

3.1.1 Phân loại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái

Việc phân loại các cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái thường là một chủ đề gây tranh luận. Mặc dù về nguyên tắc cơ chế “de jure” truyền tải thơng tin về những dự định chính sách trong tương lai của một quốc gia thì cơ chế này vẫn bị chỉ trích trên tiền đề rằng thường có một số khác biệt giữa thơng báo về chế độ tỷ giá chính thức của một quốc gia với chế độ tỷ giá thực tế mà quốc gia đó thực sự theo đuổi bằng cách sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm can thiệp vào thị trường ngoại hối. Chính IMF cũng ghi nhận lo ngại này vào cuối những năm 1990. Từ năm 1998, phương pháp phân loại tỷ giá hối đoái của IMF đã chuyển sang biên soạn thêm những cơ chế tỷ giá theo thực tế “de facto” của các quốc gia, do IMF xác định dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm thông tin từ đội ngũ nhân viên, báo chí và những nghiên cứu liên quan khác, cũng như dựa vào hành vi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương và dự trữ quốc tế của từng quốc gia. Tuy nhiên, cơ chế tỷ giá “de facto” khơng phải khơng có những hạn chế riêng. Về bản chất, việc xem xét cơ chế tỷ giá này là một sự nhìn về quá khứ và điều này đặt các nhà nghiên cứu vào tình huống phải đối mặt với những khó khăn nội tại trong việc bắt tín hiệu từ các sự lựa chọn cơ chế tỷ giá được các quốc gia thông báo, mà các thông báo này lại rất cần thiết trong việc phân tích tác động của các cơ chế điều hành (Ghosh,

7

2002). Do vậy, lập trường thực hiện trong bài nghiên cứu này là sử dụng chế độ tỷ giá “de jure” như là nền tảng cho các phân tích, và sau đó được bổ sung bởi cách đo lường “de facto” như là một sự kiểm định cho tính bền vững của kết quả.

Cơ chế phân loại theo pháp lý “de jure” cho mỗi quốc gia qua từng giai đoạn được dựa trên các thông tin được cung cấp bởi IMF trong báo cáo thường niên về Các thỏa thuận tỷ giá và các hạn chế giao dịch AREAER (Annual Report on Exchange rate Arrangements and Exchange Restrictions). Tính đến năm 2007, phân loại chế độ tỷ giá của IMF gồm tám loại. Dựa theo nghiên cứu của Ghosh (2014), luận văn này phân loại Cơ chế khơng có đồng bản tệ độc lập (Treat no separate legal tender), Cơ chế chuẩn tiền tệ (Currency board) và Cơ chế tỷ giá neo cố định

truyền thống (Conventional fixed pegs) thuộc nhóm Chế độ tỷ giá cố định; phân

loại Cơ chế neo tỷ giá trong biên độ (Pegged regimes within horizontal bands), Cơ

chế neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (Crawling bands) và Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh (Crawling pegs) thuộc nhóm Chế độ tỷ giá trung gian và hai loại cuối Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết khơng công bố trước (Floating with no predetermined band) và Cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn tồn (Independently floating)

thuộc nhóm Chế độ tỷ giá linh hoạt. Từ năm 2008, IMF giới thiệu thêm ba cơ chế tỷ giá mới: Cơ chế ổn định hóa (Stabilized arrangements), Cơ chế neo tỷ giá trong

biên độ (Pegged-exchange rates with horizontal bands) và Các hình thức quản lý tỷ giá khác (Other managed arrangements), và trong nghiên cứu này tác giả sẽ

nhóm cả ba loại trên vào nhóm Chế độ tỷ giá trung gian. Hai cơ chế Tỷ giá thả nổi

có điều tiết khơng cơng bố trước (Managed floating) và Tỷ giá thả nổi hoàn toàn

(Independently floating) được IMF đổi tên tương ứng thành Cơ chế thả nổi

(Floating) Cơ chế thả nổi tự do (Free floating). Một lần nữa, tác giả chia hai

loại này vào nhóm Chế độ tỷ giá linh hoạt. Đặc biệt, theo cách phân loại mới của

IMF từ năm 2011 đến nay, đơn giản hơn, các chế độ tỷ giá trên được rút gọn chỉ cịn ba nhóm, bao gồm: Neo cố định (Hard peg), Neo linh hoạt (Soft peg) và Thả

nổi (Floating). Tổng hợp quá trình phân loại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trên

Bảng 3.1. Phân loại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo pháp lý “de jure”

Phân loại chi tiết cơ chế điều hành tỷ giá Nhóm cơ chế điều hành Trƣớc 2008

1.Khơng có đồng bản tệ độc lập

(Exchange arrangements with no separate legal tender)

2.Chuẩn tiền tệ

(Currency board arrangements)

3. Cơ chế tỷ giá neo cố định truyền thống

(Other conventional fixed peg arrangements)

Chế độ tỷ giá cố định (Fixed regimes)

4.Cơ chế neo tỷ giá trong biên độ

(Pegged regimes within horizontal bands)

5.Cơ chế neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh

(Clawling bands)

6.Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh

(Crawling pegs)

Chế độ tỷ giá trung gian (Intermediate regimes)

7.Tỷ giá thả nổi có điều tiết khơng cơng bố trước

(Managed floating with no pre-determined path for the exchange rate)

8. Tỷ giá thả nổi hoàn toàn

(Independently floating)

Chế độ tỷ giá linh hoạt (Flexible regimes)

Từ 2008 đến trƣớc 2011

1.Khơng có đồng bản tệ độc lập

(No separate legal tender)

2.Ủy ban/Hội đồng tiền tệ

(Currency board)

3. Cơ chế neo tỷ giá thông thường

(Conventional peg)

Chế độ tỷ giá cố định (Fixed regimes)

4.Cơ chế ổn định hóa

(Stabilized arrangements)

5.Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh

(Clawling peg)

6.Cơ chế tỷ giả tương tự điều chỉnh

(Clawling-like arrangement)

7.Cơ chế neo tỷ giá trong biên độ

(Pegged-exchange rates with horizontal bands)

8. Các hình thức quản lý tỷ giá khác

(Other managed arrangement)

Chế độ tỷ giá trung gian (Intermediate regimes)

9.Tỷ giá thả nổi

(Floating)

10. Tỷ giá thả nổi tự do

(Free floating)

Chế độ tỷ giá linh hoạt (Flexible regimes) Từ 2011 đến nay 1. Neo cố định (Hard peg) Chế độ tỷ giá cố định 2. Neo linh hoạt

(Soft peg)

Chế độ tỷ giá trung gian (Intermediate regimes) 3. Thả nổi

(Floating)

Chế độ tỷ giá linh hoạt (Flexible regimes)

Với mơ hình trong bài nghiên cứu này, tác giả gán giá trị cho biến đại diện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (biến “Regimes”) là 0 đối với nhóm cơ chế cố định, 1 đối với nhóm cơ chế trung gian và 2 đối với nhóm cơ chế linh hoạt cho bất kỳ một quốc gia nào trong bất kỳ năm nào.

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá lên lạm phát tại các quốc gia châu á (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w