Đo lườngđộ mở tài chính và độ mở thương mại

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá lên lạm phát tại các quốc gia châu á (Trang 41)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

3.1.2 Đo lườngđộ mở tài chính và độ mở thương mại

Trong khi độ mở thương mại TO (Trade Openness) thể hiện sự hội nhập của một quốc gia vào thương mại quốc tế và thường chỉ được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho GDP thì độ mở tài khoản vốn được đo lường bằng cả hai phương pháp “de jure” và “de facto”. Vai trò của các dòng vốn cũng như những trở ngại trên các dòng vốn này đã nhận được sự chú ý đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính diễn ra trên nhiều khu vực khác nhau trên thế giới trong hai thập kỷ qua.

Trong bài này, chỉ số kiểm soát vốn CC (Capital Controls) theo pháp lý “de jure” được xây dựng dựa trên các thông tin trong báo cáo hàng năm về Cơ chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối AREAER do IMF phát hành, đây là nguồn dữ liệu chủ yếu của hầu hết các biện pháp đo lường dựa trên tính ngun tắc. Theo mơ hình trong bài nghiên cứu này, với mỗi hình thức hạn chế vốn mà từng quốc gia thực hiện trong mỗi năm, tác giả gán giá trị là 1 và ngược lại bằng 0 nếu khơng thực hiện hình thức hạn chế vốn đó. Trong AREAER đã có 13 loại kiểm soát vốn thường được đưa ra để xem xét. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả còn đưa vào xem xét thêm 5 loại khác để nắm bắt được các kiểm soát dựa trên các giao dịch ngoại hối - yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp lên các dịng vốn (đó là “dual exchange rates” – tỷ giá hối đoái kép, “bilateral payments arrangements” – các thỏa thuận thanh toán song phương, “controls on payments for invisible transactions and current transfers” – kiểm sốt các khoản thanh tốn cho các giao dịch vơ hình và chuyển giao vãng lai, “repatriation and surrender requirements” – các khoản tiền/lợi nhuận chuyển về nước). 18 loại hạn chế vốn này sau đó được lấy trung bình mỗi năm để xây dựng

các chỉ số kiểm soát vốn từng năm cho mỗi quốc gia. Phương pháp đo lường này dựa trên nghiên cứu của Minivan (2004), khi đó nhà kinh tế này cũng đã sử dụng phương pháp trên cho 14 loại hạn chế giao dịch để tính tốn chỉ số kiểm sốt vốn “de jure” của các quốc gia nghiên cứu. Một giá trị cao hơn trong chỉ số kiểm soát vốn (biến “CC”) hàm ý mức độ kiểm soát vốn cao hơn và do đó độ mở đối với các tài khoản vốn thấp hơn.

Ngồi ra, cịn có một phương pháp khác để đo lường độ mở tài khoản vốn theo pháp lý đó là dựa vào chỉ số KAOPEN do Chinn và Ito đề xuất lần đầu tiên trên Journal of Development Economics năm 2006. KAOPEN cũng là chỉ số được thiết lập dựa trên thông tin trong AREAER. Nhìn vào KAOPEN ta sẽ thấy một quốc gia trên thực tế có tiến hành chính sách đa tỷ giá hay không. Đây là dạng cơ chế mà một loại tỷ giá áp dụng cho giao dịch trên tài khoản vãng lai và một loại tỷ giá áp dụng cho tài khoản vốn. Cơ chế đa tỷ giá chính là một dấu hiệu nhận biết một quốc gia tiến hành kiểm soát vốn. Vào thời điểm tình trạng lạm phát tăng tốc ở Việt Nam năm 2008, đã có đề xuất từ một số nhà hoạch định chính sách rằng nên áp dụng cơ chế đa tỷ giá, trong đó tỷ giá áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải khác với các doanh nghiệp nhập khẩu (chính phủ Việt Nam sau đó đã khơng đồng ý với biện pháp này). KAOPEN vì vậy cho thấy những hạn chế trong các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và kết hối ngoại tệ. Chỉ số Chinn – Ito (KAOPEN) biến thiên giữa 0 và 1. Giá trị càng cao của chỉ số này cho thấy quốc gia mở cửa hơn với những giao dịch vốn xuyên quốc gia. Tuy có một số nhược điểm nhưng chỉ số KAOPEN cũng được nhiều nhà kinh tế đánh giá đã phản ánh được các mục tiêu chính sách quan trọng mà một số quốc gia theo đuổi trong tiến trình hội nhập tài chính. Do đó, chỉ số này có thể được sử dụng như một gợi ý khác để đo lường độ mở tài khoản vốn của một quốc gia. Tuy nhiên, trong giới hạn bài nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng phương pháp đo lường của Minivan làm cơ sở cho tình trạng kiểm sốt vốn tại các quốc gia nghiên cứu.

Độ mở tài khoản vốn “de facto” được đo lường bằng cách lấy tổng các độ lớn của các dòng vốn vào và ra (gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp (đầu tư

theo danh mục) chia cho GDP. Cuối cùng, như đã đề cập, độ mở thương mại được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chi cho GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo PPP, và tất cả được đo lường bằng đồng USD. Số liệu thương mại cho mỗi quốc gia được lấy từ nguồn dữ liệu Direction of Trade Statistics (DOTS) của IMF.

Bảng 3.2 cung cấp số liệu thống kê mô tả của các biến trong mơ hình (5)

B

ả ng 3.2. Thống kê mơ tả các biến đƣa vào mơ hình

Biến Số quan sát Giá trị Giá trị nhỏ nhất lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Nguồn dữ liệu Chỉ số CPI 314 28.356 138.005 84.781 21.634 WDI Lạm phát (INF) 313 -0.040 0.386 0.048 0.049 WDI

Tốc độ tăng trưởng GDP thực (GDP) 315 -5.527 15.240 5.320 3.114 WDI Tốc độ tăng trưởng cung tiền (MONEY) 312 -17.239 85.203 15.689 14.392 WDI Tốc độ tăng chi tiêu chính phủ (GOV) 305 -11.305 82.094 5.543 7.456 WDI Độ mở thương mại (TO) 315 0.034 2.589 0.432 0.560 DOTS, WDI

Kiểm soát vốn (CC) 315 0.056 0.944 0.617 0.270 AREAER

Tổng dòng vốn vào và ra so với GDP

(KA1) 298 0.000 1.933 0.078 0.202 IFS, WDI

Tổng tài sản nước ngoài so với M2 (KA2) 169 0.111 1.724 0.538 0.361 IFS

Nguồn: tính tốn của tác giả từ Stata

3.4 Dự đoán sơ bộ dữ liệu

Hình 3.1 trình bày phân phối cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của 21 quốc gia nghiên cứu qua các năm. Có thể thấy, vào thời kỳ đầu và giữa của giai đoạn nghiên cứu, chế độ tỷ giá cố định và linh hoạt chiếm ưu thế trong khi số quốc gia theo cơ chế tỷ giá trung gian là khá ít. Tuy nhiên đối với hai năm cuối cùng trong mẫu nghiên cứu (2012 và 2013), phân phối trở nên khá cân xứng trên ba nhóm chế độ tỷ giá. Nhìn nhận kỹ hơn về sự biến đổi này, ta thấy được sự hội tụ về chế độ tỷ giá trung gian là do hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Sự gia tăng trong chế độ tỷ giá trung gian phản ảnh sự thay đổi trong việc phân loại cơ chế điều hành tỷ giá của IMF, mà sự thay đổi này chủ yếu được thúc đẩy bởi một sự

Phan phoi co che dieu hanh ty gia hoi doai 16% 14% 12% 10% 8% 6% 4% 2% 0% -2%

Chế độ tỷ giá linh hoạt

Chế độ tỷ giá trung gian Chế độ tỷ giá cố định

Nam

đột biến về số lượng lớn các quốc gia quản lý tỷ giá hối đoái ngày một chủ động hơn trong những năm gần đây thông qua việc sử dụng các biện pháp can thiệp ngày càng phức tạp.

Hình 3.1. Phân phối cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999 – 2013

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo hàng năm AREAER của IMF

So q uo c gi 1999 2000

Lam phat trung binh tuong ung voi cac che do ty gia qua cac nam 16% 14% 12% 10% 8% 6% 4% 2% 0% -2%

Chế độ tỷ giá linh hoạt Chế độ tỷ giá trung gian Chế độ tỷ giá cố định

Nam

Hình 3.2 . Lạm phát trung bình theo các nhóm cơ chế điều hành tỷ giá tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999 – 2013

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ WDI (WB) và AREAER ( IMF)

Hình 3.2 thể hiện trung bình mức lạm phát của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu theo ba chế độ tỷ giá qua các năm. Rõ ràng, các quốc gia với chế độ tỷ giá cố định thể hiện tỷ lệ lạm phát hằng năm trung bình khá thấp trong hầu hết các năm (dưới 5%), ngoại trừ năm 2008. Có một điểm ngạc nhiên, đó là từ năm 2008 trở về sau, chế độ tỷ giá trung gian cho thấy tỷ lệ lạm phát trung bình cao hơn chế độ linh hoạt trong hầu hết các năm (trừ năm 2009).

Tiếp theo, Bảng 3.3 cho thấy mối tương quan giữa lạm phát và các biến kinh tế vĩ mơ khác được đưa vào mơ hình trong giai đoạn 1999 – 2013 của toàn bộ mẫu các quốc gia nghiên cứu.

L a m p

B

ả ng 3.3. Tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình

LOG_INF GDP MONEY GOV TO CC Regimes KA1 KA2

LOG_INF 1.0000 GDP 0.3932 1.0000 MONEY 0.4001 0.4947 1.0000 GOV 0.0637 0.1473 0.1314 1.0000 TO -0.3788 -0.1593 -0.2008 -0.0532 1.0000 CC 0.4274 0.219 0.202 0.0276 -0.3163 1.0000 Regimes 0.1784 0.2512 0.1294 -0.074 0.0677 -0.0608 1.0000 KA1 -0.2601 0.0747 0.2024 0.0348 0.3206 -0.3137 0.1728 1.0000 KA2 0.0992 0.4217 0.3584 0.0644 -0.0114 -0.2598 0.0578 0.3454 1.0000

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả từ Stata

Từ bảng trên, tác giả có thể rút ra một số nhận xét sơ bộ ban đầu:

- Hệ số tương quan âm (-0.3788) giữa lạm phát hằng năm LOG_INF và độ mở thương mại TO cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, tương ứng với một mức độ mở cửa thương mại ngày càng tăng thì chỉ số lạm phát hằng năm có xu hướng giảm tại nhóm các quốc gia kể trên. Mối tương quan này cũng được mô tả cụ thể trong Hình 3.3.

Lam phat va Do mo thuong mai

0 .5 1 1.5 2 2.5

Tong Kim Ngach Xuat Nhap Khau so voi GDP 1999-2013 inflation Fitted values 95% CI

Hình 3.3. Mối tƣơng quan giữa lạm phát và độ mở thƣơng mại tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999 – 2013

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả từ Stata

- Hệ số tương quan dương (0.4274) giữa mức lạm phát hằng năm LOG_INF và chỉ số đại diện cho mức độ kiểm sốt vốn “de jure” CC có ý nghĩa: một mức kiểm soát vốn cao đi kèm với tỷ lệ lạm phát cao hơn. Phù hợp với phát hiện này, phương pháp đo lường độ mở thị trường vốn “de facto” dựa vào tỷ số giữa Tổng dòng vốn vào và ra so với GDP KA1 có tương quan âm (-0.2601) với lạm phát trung bình LOG_INF. Hay nói cách khác mức độ ln chuyển các dịng vốn càng năng động thì càng có khả năng giúp giảm được tỷ lệ lạm phát hằng năm tại nhóm các quốc gia nghiên cứu. Hình 3.4 và Hình 3.5 lần lượt phác họa mối tương quan giữa lạm phát & chỉ số đại diện cho mức độ kiểm soát vốn theo pháp lý và lạm phát & chỉ số đại diện cho độ mở các dòng vốn tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999-2013. La m ph at 19 99 - 20 .1 .2 .3 .4 0

Lam phat va Kiem soat von

0 .2 .4 .6 .8 1

Chi so Kiem Soat Von 1999-2013

inflation Fitted values 95% CI

Lam phat va Do mo cac Dong Von

0 .5 1 1.5 2

Tong Dong Von Vao va Ra so voi GDP 1999-2013

inflation Fitted values 95% CI

Hình 3.4 . Mối tƣơng quan giữa lạm phát và chỉ số đại diện cho mức độ kiểm soát vốn “de jure” tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999 – 2013

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả từ Stata

Hình 3.5. Mối tƣơng quan giữa lạm phát và chỉ số đại diện cho độ mở các dòng vốn tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999 – 2013

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả từ Stata

La m ph at 19 99- 20 La m ph at 19 99 - .1 .2 .3 .4 0 .1 .2 .3 .4 -.1 0

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những nhận xét sơ bộ ban đầu. Mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mơ này trên thực tế cịn có thể phức tạp hơn rất rất nhiều lần. Vì thế để có một cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn, luận văn sẽ trình bày chương tiếp theo

“Chương 4: Kết quả nghiên cứu”. Đây là đáp án mà luận văn tìm ra được cho các

câu hỏi được đặt ra ban đầu, dùng các phương pháp nghiên cứu đã trình bày làm nền tảng.

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày theo thứ tự như sau: Phần 4.1 “Kết quả ước lượng” trình bày kết quả ước lượng mơ hình, theo các phương pháp đo lường “de jure” của hai biến Cơ chế điều hành tỷ giá “Regimes” và Mức độ kiểm sốt vốn “CC”, trong đó có xét đến ảnh hưởng của lạm phát quá khứ hay tính quán tính của lạm phát cũng như khắc phục vấn đề biến nội sinh. Phần 4.2 “Kiểm định kết quả hồi quy với các chỉ số đo lường “de facto” các biến Cơ chế điều hành tỷ giá và Mức độ kiểm sốt vốn” trình bày kiểm định kết quả có được từ phần 4.1 nhưng bằng các phương pháp đo lường “de facto”, bằng cách sử dụng một số chỉ số kinh tế vĩ mô khác nhau để đo lường tính linh hoạt trong tỷ giá hối đối cũng như mức độ mở cửa thị trường vốn của các quốc gia. Và cuối cùng, phần 4.3 “So sánh kết quả nghiên cứu qua các nhóm nước theo mức thu nhập, độ mở và lạm phát” giải đáp cho câu hỏi “Có hay khơng sự khác nhau giữa các quốc gia nghiên cứu về tác động của độ mở kinh tế và chế độ tỷ giá lên lạm phát?” bằng cách chia nhóm quốc gia trong mẫu nghiên cứu theo các nhóm chỉ tiêu khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, độ mở thương mại, mức độ kiểm soát vốn và lạm phát; trong đó lạm phát, ngồi việc phân chia theo mức lạm phát cao, trung bình, thấp cịn được xem xét dưới góc độ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, một chính sách điều hành kinh tế quan trọng đã chứng minh được vai trị của mình trong những năm trở lại đây.

4.1 Kết quả ƣớc lƣợng

Bảng 4.1 lần lượt trình bày các kết quả ước lượng từ các mơ hình hồi quy Cross-sectional (Reg 1), Pooled OLS (Reg 2), Random Effect (Reg 3) và Fixed Effect (Reg 4 – Reg 8).

Reg 1 thể hiện hồi quy chéo giữa các quốc gia (cross-country regression) sử dụng giá trị trung bình của mỗi quốc gia trong khoảng thời gian từ 1999 – 2013. Đối

42

Bảng 4.1. Kết quả mơ hình hồi quy: [1]-[8]

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]

Cross-sectional Pooled OLS Random effects Fixed effects Fixed dummy Intermediate

dummy Flexible dummy

Fixed and Intermediate dummy _cons 0.691 -1.981*** -2.211*** -2.64*** -2.464*** -2.531*** -2.601*** -2.467*** (1.21) (-20.05) (-11.58) (-13.01) (-12.35) (-12.71) (-12.87) (-12.37) GDP -0.046 0.006 -0.004 -0.007 -0.005 -0.006 -0.008 -0.007 (-0.45) (0.71) (-0.48) (-0.99) (-0.72) (-0.81) (-1.03) (-0.9) MONEY 0.039** 0.007*** 0.001 0.002 0.003* 0.003 0.002 0.002 (2.21) (3.73) (0.79) (1.45) (1.7) (1.6) (1.4) (1.5) GOV 0.003 0.000 0.003 0.003 0.003 0.003 0.003 0.003 (0.05) (0.1) (1.15) (1.38) (1.43) (1.3) (1.32) (1.41) TO -0.344 -0.043 0.463*** 1.811*** 1.739*** 1.807*** 1.846*** 1.785*** (-1.21) (-0.77) (3.62) (8.73) (8.3) (8.4) (8.77) (8.36) CC 1.001 0.569*** 0.688*** 0.536** 0.498** 0.519** 0.546** 0.524** (1.49) (4.7) (3.07) (2.18) (2.03) (2.08) (2.21) (2.12) Regimes 0.277* 0.043 0.075** 0.08** (-1.84) (1.47) (1.98) (2.24) Fixed -0.143** -0.175** (-2.02) (-2.29) Intermediate -0.013 -0.059 (-0.26) (-1.1) Flexible 0.086* (1.7) Adj R squared 0.2439 0.1104 0.2507 0.2479 0.2355 0.2443 0.2516 F-stat 15.57 21.98 16.49 16.15 15.94 16.43 16.14 N 21 272 272 272 272 272 272 272

với biến giả “Regimes” thể hiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, tác giả gán giá trị là 0, 1 hoặc 2 tùy thuộc vào việc trong suốt giai đoạn 15 năm, cơ chế tỷ giá nào có độ liên tục cao nhất (thời gian thực hiện liên tục qua các năm dài nhất). Kết quả cho thấy, chỉ có tốc độ tăng trưởng cung tiền (0.039) và biến giả thể hiện chế độ tỷ giá (0.277) là có ý nghĩa thống kê với dấu tương tự như nhiều nghiên cứu trước đây.

Kết quả từ phương pháp hồi quy Pooled OLS (Reg 2) một lần nữa không cho thấy tác động có ý nghĩa nào của biến độ mở thương mại lên lạm phát trong khi hệ số dương và có ý nghĩa của biến kiểm sốt vốn (0.569) ngụ ý một độ mở thấp hơn trong các dòng vốn sẽ làm tăng lạm phát, hay nói cách khác, tại nhóm các quốc gia nghiên cứu, việc kiểm soát vốn khiến nguồn lực bị phân bổ sai chỗ và khơng khuyến khích đầu tư và qua đó khơng có ảnh hưởng tích cực lên nền kinh tế. Tương tự, tăng trưởng cung tiền tiếp tục có một tác động dương và có ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá lên lạm phát tại các quốc gia châu á (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w