Xuất ở góc độ NHNN:

Một phần của tài liệu Xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại VN (Trang 99)

2.3.1 .3Hoạt độ ng qu ản tr ịr ủi ro được các NHTM quan tâm

3.3 Giải pháp hỗ trợ cho vi cứ ng dụ ng lộ trình Basel III trong quản tr ủi ro:

3.3.1 xuất ở góc độ NHNN:

3.3.1.1 Đưa ra lộ trình áp dụng BASEL III cụ thể:

NHNN là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm giám sát, điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì thế, NHNN là cơ quan chuyên trách cao nhất có trách nhiệm đề

ra chủ trương, qui định, kế hoạch hành động cho các NHTM tuân thủ theo để đảm bảo hệ thống vận hành được trơn tru, do đó việc đưa ra lộ trình c thể để thực thi BASEL II kết hợp với Basel III là điều cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiện nay.

Dựa theo bảng 3.1 theo đề xuất của tác giả, NHNN cần phải quan tâm và có những qui định c thể để đạt được lộ trình trên.Các NHTM cần có thơng tin chính thức và hướng dẫn c thể từ phía NHNN về việc áp d ng các tiêu chuẩn của BASEL III sao cho phù hợp với hồn cảnh của Việt Nam, có căn cứ để các NHTM chủ động tự điều chỉnh nội bộ trong từng ngân hàng.

Vấn đề thứ nhất, về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn CAR:.

NHNN phải buộc các NHTM đáp ứng các quy định mới về vốn tối thiểu liên quan đến tài sản có rủi ro, bắt đầu từ năm 2019 như sau:

• Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu: 3,5% trên tổng tài sản có rủi ro.

• Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu: 4% trên tổng tài sản có rủi ro.

• Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu (CAR): 9% trên tổng tài sản có rủi ro.

Theo như quy định của Basel III thì tỷ lệ CAR chỉ cần là 8,0%. Tuy nhiên sau khi áp d ng những quy định của Thơng tư 13 năm 2010, thì tỷ lệ này ở các NHTM Việt Nam đã là 9%, nên tác giả đề xuất giữ nguyên tỷ lệ này tại Việt Nam từ nay đến hết năm 2020. Bắt đầu từ năm 2021, khi đã thực hiện đánh giá tài sản theo đúng chuẩn vốn cấp 1, cấp 2 của hiệp ước Basel III, và thực hiện lộ trình cắt giảm các khoản vốn khơng đủ tiêu chuẩn ra khỏi vốn chủ sở hữu, thỉ tỷ lệ này sẽ điều chỉnh lại ở mức là 8% như thông lệ quốc tế.

Vấn đề thứ hai, là về sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán của Việt Nam và thế giới: nếu tính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tỷ lệ an toàn vốn CAR của các NHTM Việt Nam có một sự sai lệch khá xa. Trước mắt hệ thống NHTM chưa thể áp d ng việc đánh giá tài sản theo chuần mực quốc tế, thì cần thiết phải tăng tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn thêm từ 1,5% - 2,5%, gọi là phần “vốn đệm bù đắp sự khác biệt về nguyên tắc kế tốn”, chứ khơng chỉ dừng lại ở mức 9% như quy định của thông tư 13.

Phần vốn tăng thêm này, sẽ được áp d ng từ nay đến hết năm 2024, với tỷ lệ giảm dần qua từng năm khi Việt Nam điều chỉnh dần dần cách biệt trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thế giới.

Như vậy, để tiến gần hơn với các tiêu chuẩn về vốn của hiệp ước Basel III, thì các NHTM Việt Nam phải tăng tỉ lệ an toàn vốn xấp xỉ từ 11% trở lên mới có thể đáp ứng được yêu cầu của Basel III.

Vấn đề thứ ba, NHNN cần phải buộc các NHTM thực hiện yêu cầu trích lập

vốn đệm dự phịng rủi ro tài chính: tuy tình hình tài chính ở Việt Nam ít chịu rủi ro

từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, thế nhưng việc xây dựng lộ trình để áp d ng cần phải tiến hành ngay từ bây giờ. Trước hết, NHNN cần ban hành các văn bản đề cập rõ ràng và c thể đến khái niệm vốn đệm dự phòng này, xây dựng các thành lập vùng đệm để áp d ng cho từng loại ngân hàng.

Áp d ng những quy định của Basel III vào Việt Nam, từ sau năm 2018 các ngân hàng phải xây dựng cho mình phần vốn đệm dự phịng tài chính từ nguồn vốn chủ sở hữu nhằm đối phó với những căng thẳng đe dọa vốn chủ sở hữu trong tương lai. Tỷ lệ này được xây dựng theo lộ trình bắt đầu từ đầu năm 2023 là 0.625%, năm 2024 là 1.25%, năm 2025 là 1.875%, và đến năm 2026 phải xây dựng được quỹ dự phịng là 2.5%.

3.3.1.2Cần có chính sách phát triển thị trường các cơng cụ tài chính nhằm giảm đi gánh n ng cho các ngân hàng

Điểm yếu của thị trường tài chính Việt Nam là cơ cấu hệ thống tài chính cịn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Do đó, phải phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công c phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung...), có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.

Để thực hiện những m c tiêu dài hạn đó thì trước mắt cần phải thực hiện những giải pháp trước mắt như:

Thứ nhất, phát triển qui mơ, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình

cơng c vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô như đa dạng hóa các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn; phát triển các loại trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng, trái phiếu cơng trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của

10 1

quốc gia; từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn, đảm bảo bảo khả năng quản l , giám sát của Nhà nước; tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt.

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp l , nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản l ,

giám sát của Nhà nước như hồn thiện hệ thống khn khổ pháp l thống nhất, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu quản l , giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế; bổ sung các chế tài xử l nghiêm minh về dân sự, hình sự để phịng ngừa và xử l các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Thứ ba, chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế như thực hiện mở cửa từng bước thị trường vốn cho nhà đầu tư nước ngồi theo lộ trình hội nhập đã cam kết, đồng thời đảm bảo kiểm soát được luồng vốn vào, vốn ra. Áp d ng các biện pháp kiểm soát luồng vốn ch t chẽ; trong những trường hợp cần thiết để giảm áp lực đối với tỷ giá, ngăn ngừa nguy cơ biến dạng và khủng hoảng trên thị trường, cần có những giải pháp xử l thích hợp

3.3.1.3Kiểm sốt ch t chẽ các phương án tăng vốn m i cho các NHTM:

Khi phê duyệt các phương án tăng vốn mới của các NHTMCP, NHNN cần xem xét những chỉ tiêu quan trọng như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có, mức tăng trưởng tín d ng và mức tăng tiền gửi dân cư. Đồng thời các ngân hàng phải cơng khai lộ trình tăng vốn, và đảm bảo đủ năng lực cũng như nhân sự để quản trị, điều hành, kiểm sốt quy mơ hoạt động tăng lên.

3.3.1.4ăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn tự có tăng thêm

Để được NHNN đồng cho phép tăng vốn tự có, các NHTMCP đã buộc phải giải trình về phương án tăng vốn tự có một cách có hiệu quả và khả thi. Tuy nhiên, đó chỉ là những phương án chưa triển khai, đang nằm trong kế hoạch. Bản thân một số NHTMCP m c dù vốn tự có đã tăng lên nhưng vẫn chưa triển khai phương án đó ho c đã triển khai nhưng hiệu quả ho c qui mơ hoạt động thì chưa hẳn là đã tăng lên so với trước đó. Vì vậy, về phía NHNN nên tăng cường khâu kiểm tra, giám sát tình hình sử d ng vốn tự có tăng thêm của các NHTMCP sao cho các phương án tăng vốn được triển khai hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và đ c biệt là thể hiện được vai trị của phần vốn tự có được tăng thêm đó. NHNN cũng

phải quan tâm đến việc chấp thuận cho một ngân hàng tăng vốn cho những giai đoạn tiếp theo phải dựa trên cơ sở đánh giá việc tăng vốn điều lệ và sử d ng vốn theo phương án của giai đoạn trước.

3.3.2 Đề xuất ở góc độ các ngân hàng thương mại

3.3.2.1 Đề xuất phương pháp nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR)

Một hệ thống tài chính an tồn khi các ngân hàng có hệ số an tồn vốn (CAR – capital adequacy ratio) cao, nói cách khác có đủ vốn để có thể bù đắp thiệt hại khi bị lỗ. Nếu vốn thấp mà lỗ n ng, ngân hàng sẽ phá sản và vì đ c thù của loại hình kinh doanh này sẽ rất dễ kéo toàn hệ thống s p đổ theo, liên luỵ cho cả nền kinh tế. Điều quan trọng là hệ số này ph thuộc vào hai yếu tố: tử số là vốn điều lệ và mẫu số là tổng tài sản. Như vậy để tăng độ an toàn cho một ngân hàng hay toàn bộ hệ thống, nhà quản l ho c ch n không cho ngân hàng tăng tổng tài sản có rủi ro quá cao ho c yêu cầu ngân hàng phải tăng vốn tự có.

Phƣơng án tăng vốn tự có: Xác định số lượng vốn cần phải có để phù hợp với các m

c tiêu đã chọn: căn cứ vào m c tiêu hoạt động, các dịch v dự định cung ứng, mức rủi ro có thể chấp nhận với những rủi ro có thể xảy ra.

Xác định vốn bên trong có thể tạo ra từ lợi nhuận giữ lại :hội đồng quản trị của ngân hàng phải quyết định với số lợi nhuận trong năm của ngân hàng, bao nhiêu phần trăm để chia cổ tức cho cổ đông và bao nhiêu phần trăm phải giữ lại cho sự mở rộng đầu tư trong tương lai và đáp ứng những yêu cầu tăng vốn theo qui định của các cơ quan pháp l . Vốn tự có tạo ra từ lợi nhuận giữ lại ph thuộcvào chính sách phân phối cổ tức của ngân hàng và tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ.

Đánh giá và lựa chọn phương án tăng vốn: Một phương án tăng vốn tốt nhất cho ngân hàng ph thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Hiện nay, các ngân hàng có nhiều cách thức để tăng vốn tự có như tăng lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu mới, trái phiếu chuyển đổi.

Giải pháp giảm tổng tài sản có rủi ro:

Thứ nhất, về nợ khó địi: ngân hàng cần hạn chế số lượng và quy mô các khoản

nợ xấu này thông qua những quy định ch t chẽ hơn trong nghiệp v tài sản có, trong đó quan trọng nhất là phải tìm hiểu thật đầy đủ và phân tích kỹ tính khả thi của dự án cũng

như khả năng chi trả của chủ thể đi vay và yêu cầu có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng cũng nên mở rộng phạm vi khách hàng và chú trọng những đối tượng có độ an tồn cao, như vậy sẽ giúp ngân hàng san sẻ bớt rủi ro, ví d như tìm hiểu xếp hạng tín nhiệm của khách hàng để có sự đánh giá hợp l . Đối với các khoản nợ xấu đang tồn tại, ngân hàng cần phân loại và xử l dứt điểm, khơng để tình trạng lưu từ năm này qua năm khác.

Thứ hai, đối với các khoản đầu tư (vào chứng khoán, kinh doanh, ) hay các

khoản mục ngoại bảng (bảo lãnh, phát hành tín d ng thư, v.v..): ngân hàng cũng cần áp d ng những biện pháp như đối với các khoản cho vay nói trên, cần phải có đầy đủ thơng tin, phân tích chi tiết dự án đầu tư, và lựa chọn lĩnh vực đầu tư với mức độ rủi ro không vượt quá khả năng ngân hàng có thể đảm đương được. Các khách hàng sử d ng dịch v bảo lãnh hay phát hành tín d ng thư cũng phải được đánh giá mức độ an tồn hay xếp hạng tín nhiệm, khả năng tài chính, ho c có tài sản đảm bảo.

3.3.2.2 H p nhất, sáp nhập để cải thiện năng lực tài chính

Đây là một giải pháp hữu hiệu cho các ngân hàng nhỏ, khó tồn tại trong mơi trường cạnh tranh, và khó có khả năng thu hút được các nhà đầu tư thông qua cách phát hành chứng khoán. Việc hợp nhất tạo ra các ngân hàng mạnh, có khối lượng vốn tự có khổng lồ, tiềm lực tài chính to lớn, mở rộng hoạt động và tăng cường tính cạnh tranh và phát triển. Những lợi ích có thể đạt được sau khi M&A các ngân hàng:

-Tăng cường tiềm lực tài chính, đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ của NHNN, làm tăng tính thanh khoản cho hoạt động ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động ổn định hơn.

-Tăng cường khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mới do việc M&A sẽ tạo nên một ngân hàng mới lớn hơn với đội ngũ quản trị tốt hơn.

-Tận d ng được nguồn nhân lực cũng như mạng lưới hệ thống giao dịch của ngân hàng bị thâu tóm, sáp nhập.

3.3.2.3 Có biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín d ng đã và đang đuợc các NHTM Việt Nam quan tâm nhiều, đồng thời NHNN cũng có các văn bản hướng dẫn liên quan đến phịng ngừa và xử l rủi ro tín d ng. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro tín

d ng theo các chuẩn mực của Basle I với hệ số rủi ro chỉ căn cứ vào khoản m c tài sản, chưa căn cứ vào đối tượng khách hàng, điều này có thể dẫn đến sự đánh giá khơng thật sự chính xác. Ngồi ra, hiện nay, việc phân loại nợ, trích lập và dự phịng rủi ro thơng thường được xác định chủ yếu trên các khoản nợ có vấn đề khi đã quá thời gian đáo hạn, việc trích lập và dự phòng như thế này chỉ giải quyết cho những thiệt hại đã có khả năng nhận biết được, cịn đối với các thiệt hại khơng nhận biết được thì đồng thời chưa có qui định về việc dự báo và phịng ngừa. Trong thời gian tới, có thể khắc ph c những vấn đề khó khăn trên thơng qua việc bổ sung các qui định về hệ số rủi ro có liên quan c thể đến phần xếp hạng tín nhiệm của từng nhóm đối tượng khách hàng. Bước đầu, kết quả xếp hạng tín nhiệm củ acác khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có thể do chính bản thân các ngân hàng đưa ra căn cứvào sổ tay xếp hạng tín nhiệm của mỗi ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động trong tính tốn và cũng khơng tốn kém nhiều chi phí.

Riêng phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản và phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao, trong thời điểm hiện nay các NHTM Việt Nam chưa cần thiết áp d ng. Có thể tiếp cận để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực cũng như chờ đợi sự chuyển giao công nghệ từ các tập đồn tài chính – NHNNg khi đầu tư vào nhóm NHTMCP Việt Nam. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí ban đầu cũng như tránh được những rủi ro khi áp d ng các phương pháp hiện đại. Đồng thời, để tạo điều kiện cho khả năng ứng d ng phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản trong tương lai, ngay tại thời điểm này, mỗi NHTM cần tích cực chủ động xây dựng một cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng cũng như thống kê các xác suất, mức độ thiệt hại và giá trị hoạt động tại mỗi mức rủi ro có liên quan. Bởi vì khơng thể nào quyết định áp d ng được phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản nếu khả năng phân tích và ước lượng xác suất xảy ra tổn thất của các ngân hàng còn yếu, cũng như ngân hàng không thu thập đầy đủ số liệu lịch sử về mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

3.3.2.4 Có biện pháp hạn chế rủi ro hoạt động:

Trong quá trình hoạt động của NHTM, ngồi rủi ro tín d ng, rủi ro gây ra bởi các

Một phần của tài liệu Xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại VN (Trang 99)

w