Biện pháp và cách thức thực hiện chuyên chính vô sản

Một phần của tài liệu Lý luận của C.Mác –Ph. Ăngghen về chuyên chính vô sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam (Trang 34 - 39)

6. Kết cấu tiểu luận

1.2.3 Biện pháp và cách thức thực hiện chuyên chính vô sản

Các nhà kinh điển đã khẳng định rằng một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng Cộng sản với tư cách là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo tổ chức cuộc đấu tranh chính trị là “tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”. Quan điểm này của các nhà kinh điển đã có sự phát triển, nếu như trong lời nói đầu tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hê ghen, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, tuy nhiên vẫn còn là vấn đề trừu tượng, thì đến tác phẩm Sự khốn cùng của triết học C.Mác đã trình bày về sự cần thiết của việc xóa bỏ sự thống trị về kinh tế của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản phải giành chính quyền phải giành chính quyền, muốn vậy giai cấp vô sản phải chuyển từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “cho nó”. Điều này

phản ánh sự trưởng thành chin muồi về trình độ chính trị và tư tưởng của giai cấp vô sản thông qua việc thiết lập một chính đảng của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng chính trị độc lập của giai cấp công nhân đối lập với lực lượng chính trị của giai cấp tư sản.

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển và đề ra luận điểm chứng minh các điều kiện khách quan về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự hình thành các tiền đề các chủ quan của cách mạng xã hôi chủ nghĩa. “Giai cấp vô sản thiết lập sự sự thống trị của mình bằng cách lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo lực”.[2;555] C.Mác và Ph.Ăng ghen khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng có khả năng thực hiện cách mạng vô sản, thủ tiêu chế độ cũ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới – cộng sản chủ nghĩa.

Vai trò của nhà nước vô sản được C. Mác và Ph.Ăng ghen rất quan tâm: “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư sản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả các công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, để tăng thật nhanh lực lượng sản xuất.”[2;567]. Nhà nước là công cụ quan trọng để tổ chức nền kinh tế từ nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa thành nền kinh tế Cộng sản chủ nghĩa.

C.Mác và Ph.Ăng ghen cho thấy, việc thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, và cùng với nó là thủ tiêu toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa, đã được chuẩn bị một cách khách quan bởi sự tác động của chính ngay các quy luật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có điều đáng lưu ý, khi khẳng định tính tất yếu khách quan của việc thủ tiêu chế độ sở hữu tư sản, khẳng định “những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất là: xóa bỏ chế độ tư hữu”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, “việc xóa bỏ những quan hệ sở hữu đã tồn tại trước kia không phải là một cái gì đặc trưng vốn có của chủ nghĩa cộng sản”. Rằng “đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản” – “ biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phuơng thức sản

xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia”. Rằng những người cộng sản “tuyệt đối không muốn xóa bỏ sự chiếm hữu cá nhân…về những sản phẩm của lao động, cần thiết để tái sản xuất ra đời sống, vì sự chiếm hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối lao động của người khác”. Điều họ muốn là “xóa bỏ tính chất bi thảm” của phương thức chiếm hữu sản phẩm “khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi”. Họ “ không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả mà chỉ muốn tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” [2;562].

Các nhà kinh điển cũng rất thận trọng khi nêu các biện pháp giải quyết vấn đề sở hữu ngay sau khi những người cộng sản nắm được chính quyền: “Cố nhiên, điều đó lúc đầu chỉ có thể thực hiện được bằng cách xâm phạm một cách chuyên chế vào quyền sở hữu và chế độ sản xuất tư sản, nghĩa là bằng những biện pháp, về mặt kinh tế thì hình như không được đầy đủ và không có hiệu lực, những trong tiến trình cuộc vận động, những biện pháp ấy sẽ vượt quá bản thân chúng và là thủ đoạn không thể thiếu để đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất”.[2;567,568]

Khi chứng minh sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản và khẳng định “ sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đồng thời nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ không tự động diễn ra. Rằng, vai trò kẻ đào huyệt chôn chế độ tư bản đã trở nên lỗi thời đó sẽ phải do một giai cấp nhất định thực hiện – giai cấp vô sản, giai cấp do chính xã hội tư bản sinh ra: “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy, - những người công nhân hiện đại, những người vô sản.”[2;549] Các ông khẳng định không một giai cấp thống trị đã lỗi thời nào lại tự nguyện rút lui khỏi vũ đài lịch sử, “vấn đề đặt ra là phải xóa bỏ buôn bán, xóa bỏ chế độ sản xuất tư sản và xóa ngay cả giai cấp tư sản nữa”[2;561]. Việc lật đổ giai cấp tư sản chỉ có thể diễn ra do một

kết quả của một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, của cuộc cách mạng vô sản do chính giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng của nó thực hiện.

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăng ghen chưa dùng thuật ngữ chuyên chính vô sản, song đã khẳng định thực chất của chuyên chính vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc giai cấp vô sản lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và thiết lập quyền thống trị về kinh tế và xã hội của mình. Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản được xác định là :

Thủ tiêu bằng bạo lực chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ sở hữu toàn dân.

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất: “tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất lên”.

Các nhà kinh điển cũng khẳng định tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể của các nước khác nhau mà những biện pháp áp dụng sẽ cũng phải, không có khuôn mẫu chung cho mọi quốc gia khác nhau: “ Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều”.[2;568].

Bên cạnh đó, các nhà kinh điển cũng đưa ra một số biện pháp phổ biến mà có thể áp dụng ở các nước tiên tiến

1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và bỏ địa tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước. 2. Đánh thuế theo mức độ lũy tiền thật cao.

3. Xóa bỏ quyền thừa kế.

4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn. 5 Tập trung tín dụng vào tay nhà nước bằng một ngân hàng quốc gia mà vốn liếng sẽ thuộc về nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.

7. Tăng thêm số công xưởng quốc doanh và công cụ sản xuất; vỡ đất hoang và cải tạo đất trồng trọt, theo một kế hoạch chung.

8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người; tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là cho nông nghiệp.

9. Kết hợp lao động nông nghiệp với lao động công nghiệp; thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em. Xóa bỏ việc dùng trẻ em làm trong các công xưởng hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất

vật chất,v.v..” [2;568]

Tuyên ngôn cũng chỉ ra rằng: Nhà nước của xã hội cộng sản tương lai(tức là xã hội xã hội chủ nghĩa – một giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản – chính là hình thức mà giai cấp vô sản tự tổ chức thành giai cấp thống trị, nắm quyền thống trị trong xã hội thông qua nhà nước.

Cần phải khẳng định, những tư tưởng về chuyên chính vô sản của Tuyên ngôn vẫn đang sống và ngày càng sống động hơn theo nhịp tiến lên của nhân loại tiến bộ, của xã hội loài người đang vững bước đi vào thế kỷ XXI. Sức mạnh tư duy vạch thời đại của C. Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm này vẫn được thực tiễn lịch sử toàn thế giới khảo nghiệm và minh chứng rực rỡ trong thời đại ngày nay.

CHƯƠNG 2

Ý NGHĨA LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Lý luận của C.Mác –Ph. Ăngghen về chuyên chính vô sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w