Khái niệm chuyên chính vô sản

Một phần của tài liệu Lý luận của C.Mác –Ph. Ăngghen về chuyên chính vô sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu tiểu luận

1.2.1Khái niệm chuyên chính vô sản

Chuyên chính vô sản là: Hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chuyên chính vô sản có hai chức năng cơ bản: trấn áp kẻ thù, những người đi ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động và tổ chức, xây dựng xã hội mới, không mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân. Hai chức này của nhà nước chuyên chính vô sản đều rất quan trọng, có mối quan hệ gắn bó, tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Thiếu một trong hai chức năng này thì nhà nước không còn chuyên chính vô sản nữa.

Giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó sử dụng nhà nước chuyên chính để trấn áp mọi kẻ thù của nhân dân lao động và tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chỉ có tổ chức và xây dựng xã hội mới mới đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Mặt khác, chỉ có phát huy quyền làm chủ của nhân dân một cách rộng rãi mới có điều kiện trấn áp mọi kẻ thù bên trong và bên ngoài.

Khái niệm Chuyên chính vô sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dùng đến khái niệm chuyên chính vô sản nhưng tư

tưởng của các ông đã toát lên định hướng đó khi các ông nói: " tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền". [2;558]

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph. Ăng-ghen chưa dùng thuật ngữ chuyên chính vô sản, song đã khẳng định thực chất của chuyên chính vô sản là việc giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc giai cấp vô sản lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và thiết lập quyền thống trị về kinh tế và xã hội của mình. Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản được xác định là:

Thủ tiêu bằng bạo lực chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ sở hữu toàn dân.

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất: "tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất lên".

Chính quyền cách mạng của công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo liền chuyển sang nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chuyên chính vô sản là chính quyền của đa số nhân dân lao động chống lại thiểu số đi bóc lột; bản chất của nó không phải là bạo lực, trấn áp, mà là xây dựng và tổ chức. Vì vậy, chuyên chính vô sản là chế độ dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, “dân chủ gấp triệu lần” so với dân chủ tư sản.

Một phần của tài liệu Lý luận của C.Mác –Ph. Ăngghen về chuyên chính vô sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam (Trang 30 - 31)