Chỉ thị tiền xử lí #undefine

Một phần của tài liệu Bài giảng ngôn ngữ lập trình C (Trang 95 - 96)

/ *g ọi hàm g() biến b được cấp phát

2.Chỉ thị tiền xử lí #undefine

Khi không muốn dùng một hằng hay macro nữa trong chương trình ta có thể dùng #undefine để loại bỏ nó. Ví dụ: #undefine TRUE #undefine FALSE #undefine MULT(a, b) 3. Chỉ thị #include

Đây là chỉ thị được sử dụng trong tất cả các chương trình. Chỉ thị này yêu cầu ghép một tệp nguồn vào chương trình hiện tại. Chúng ta thường phải ghép các tệp tiêu đề (.h) vào một chương trình là vì trong các tệp tiêu đề này có chứa khai báo nguyên mẫu của các hàm thư viện được gọi trong chương trình. Như vậy khi ở phần đầu chương trình có chỉ thị ghép các tệp tiêu đề thì các khai báo nguyên mẫu hàm luôn được dịch trước những lời gọi hàm để đảm bảo việc dịch khơng bị lỗi. Có hai kí pháp dùng cho #include

#include <tên tệp> #include "tên tệp"

Tên tệp có thể có cả đường dẫn thư mục. Tuy nhiên để đảm bảo tính tương thích khi dịch chương trình trên nhiều máy, tên tệp ln được để dạng đường dẫn tương đối. Sự khác nhau của kí pháp <tên tệp> và "tên tệp" là vị trí thư mục gốc quy ước cho đường dẫn tương đối. Với <tên tệp> thì vị trí thư mục gốc là các thư mục đã được đặt trước cho các tệp tiêu đề dùng trong hệ thống. Còn với "tên têp" thì thư mục gốc chính là thư mục chứa chương trình đang được dịch.

Ví dụ: /* ghép các tệp tiêu đề của hệ thống */ #include <stdio.h> #include <sys/dir.h> /* ghép tệp tiêu đề của chương trình */ #include "prog.h" 4. Chỉ thị #error

#error <thông báo>

Chỉ thị này làm quá trình biên dịch dừng ngay lập tức đồng thời thông báo ra một lỗi biên dịch theo dịng thơng báo đi sau chỉ thị

Ví dụ:

#error Bien dich bi dung lai o day

Một phần của tài liệu Bài giảng ngôn ngữ lập trình C (Trang 95 - 96)