4. 2 Bài thực hành số 4: Kiểm tra bugi
4.2. 9 Bài thực hành số 9: Mất tín hiệu cảm biến PIM
- Mục đích:
+ Nắm được nguyên lý làm việc của hệ thống.
+ Nắm được các hiện tượng xảy ra khi mất tín hiệu cảm biến PIM
- Tiến hành kiểm tra:
Bước 1 : Cho mô hình hoạt động bình thường và quan sát ( Hình 4.13.)
Bước 2 : Ngắt tín hiệu cảm biến áp suất đường ống nạp PIM và quan sát hiện tượng xảy ra
Hình 4.17. Ngắt tín hiệu PIM
Bước 3: Giải thích hiện tượng xảy ra :
Khi mô hình đang hoạt động ta ngắt tín hiệu của cảm biến khi đó dộng cơ vẫn hoạt động nhưng ECU sẽ không nhận biết được hỗn hợp nhiên liệu quá đậm hay quá nhạt … Do đó không còn việc hiệu chỉnh nữa thay vào đó một giá trị cố định (tiêu chuẩn) xác định tại thời điểm khởi động bằng trạng thái của tiếp điểm không tải được sử dụng để làm khoảng thời gian phun cơ bản và thời điểm đánh lửa cho phép động cơ hoạt động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp Chúng em nhận thấy hệ thống phun xăng điện tử có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và tính kinh tế của động cơ. Cúng em cũng rút ra được những kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ cho việc đi làm sau khi rời ghế nhà trường.
Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp, đề tài được định hướng và nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về kết cấu cũng như chế tạo được mô hình hoàn chỉnh để hiểu rõ về “hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử” và phục vụ đào tạo. Đến nay đề tài đã thực hiện được:
- Tìm hiểu về các hệ thống phun xăng và đánh lửa sử dụng trên ô tô.
- Lập các phương án chế tạo mô hình tích hợp hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử .
- Xây dựng và thiết kế khung cho mô hình.
- Mô tả khái quát về nguyên lý và kết cấu của mô hình tích hợp.
- Xây dựng bài tập thực hành phục vụ cho quá trình giảng dạy trên mô hình tích hợp
Tuy vậy đề tài vẫn còn những thiếu sót nhất định như:
- Chưa xây dựng được các hệ thống phun xăng và đánh lửa khác trên các dòng xe như FORD, MERCEDES, HONDA, SUZUKI…
- Do xây dựng hệ thống trên mô hình nên việc điều khiển của các hệ thống trên mô hình một cách tối ưu cũng chưa sát với các điều kiện hoạt động của động cơ trong thực tế.
Do đó nếu điều kiện về thời gian và các điều kiện khác cho phép đề tài mong muốn được phát triển và thực hiện tiếp những phần còn tồn tại trên.
Trong quá trình tìm hiểu làm đồ án, do những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Song đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra của đồ án tốt nghiệp. Sự thành công có được của đề tài là do sự tập trung nỗ lực không ngừng nghỉ của các thành viên, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Phạm Văn Hải cùng sự chỉ bảo ân cần và những góp ý chân thành của các thầy cô trong khoa và các bạn sinh viên. Rất mong được tiếp tục có những ý kiến đóng góp để xây dựng đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng yên, ngày...tháng 6 năm 2013. Sinh viên thực hiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS TS Đỗ Văn Dũng - Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại- NXB ĐHquốc gia-Năm 2003.
2. GS.TS Nguyễn Tất Tiến - Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ- XB Giáo Dục. 3. Nguyên Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên - Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo – Máy kéo - NXB Giáo Dục.
4. PGS.TS Nguyễn Khắc Trai - Cấu tạo gầm xe con – NXB Giao thông vận tải 5. Nguyễn Tất Tiến - Cấu tạo ô tô – Bộ GD&ĐT - Năm 1992
6. Kỹ thuật viên chẩn đoán của hãng Toyota. 7. http://www.oto-hui.com