Thủ tục giao hàng

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết hợp đồng Future (Trang 28 - 35)

Giả sử rằng đối tác (bên mua) của nhà đầu tư A trong hợp đồng future là B khơng có ý định chấp nhận việc thực hiện giao hàng thì B có thể đóng trạng thái bằng cách ký hợp đồng bán future với C. Nhà đầu tư C có thể đóng trạng thái bằng cách mua future với D và cứ tiếp tục.

Thơng thường thì thơng báo sẽ được chuyển đến đối tác ở vị thế mua hiện tại và đối tác ở vị thế mua phải chấp nhận chuyển giao. Khi thông báo được chuyển thì nhà đầu tư có ½ giờ để chấp nhận chuyển giao.

Đối với hàng hóa, chấp nhận chuyển giao có nghĩa là đồng ý nhận hàng & thanh tốn tiền ngay. Sau đó bên nhận chuyển giao chịu chi phí dự trữ hàng. Với hàng hóa tài chính thì chuyển giao thường được chuyển bằng điện.

Trong tất cả các hợp đồng, giá cả phải trả dựa trên giá thanh tốn ngay trước ngày thơng báo giao hàng và giá cả được điều chỉnh cho phù hợp với chất lượng hàng, địa điểm chuyển giao.

Toàn bộ thủ tục chuyển giao từ lúc phát hành lệnh chuyển giao đến lúc giao hàng mất từ 2-3 ngày. Có 3 ngày thơng báo cho 1 hợp đồng. Đó là ngày thơng báo đầu tiên (first notice day), ngày thông báo

cuối cùng (the last notice day) và ngày giao dịch cuối cùng (the last trading day).

Thực tế thì có rất ít hợp đồng future được giao hàng, hầu hết được đóng trạng thái sớm. Những hợp đồng future về tài chính như hợp đồng future về chỉ số chứng khốn sẽ được thanh tốn bằng tiền mặt vì việc chuyển giao khơng thuận tiện và khơng thể chuyển giao tài sản thực hiện.

VD như với hợp đồng future về chỉ số S&P 500 thì chuyển giao tài sản sẽ liên quan đến chuyển giao hạng mục đầu tư chứng khoán S&P 500.

Khi hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt, đơn giản là định giá theo thị trường vào ngày giao dịch

cuối cùng và tất cả các vị thế được cơng bố đóng trạng thái.

Giá thanh tốn vào ngày giao dịch cuối cùng được xác định ở mức giá giao ngay ở thời điểm đóng cửa của tài sản.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết hợp đồng Future (Trang 28 - 35)