.CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH DU LỊCH

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Trang 33 - 36)

BÀI 3 : THUYẾT MINH DU LỊCH

4 .CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH DU LỊCH

Hướng dẫn viên có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau trong quá trình hướng dẫn tham quan.

4.1. Phương pháp quy nạp

Hướng dẫn viên cung cấp những thông tin cụ thể, chi tiết trong nội dung bài thuyết minh về điểm tham quan. Phần cuối của bài thuyết minh mới nêu bật ý nghĩa tổng quát và giá trị của điểm tham quan đó.

4.2. Phương pháp diễn dịch

Ngược lại với phương pháp quy nạp, hướng dẫn viên nêu ý nghĩa tổng quát của điểm tham quan, sau đó diễn giải chi tiết những sự kiện, hiện tượng cụ thể.

4.3. Phương pháp đàm thoại

Hướng dẫn viên sử dụng phương pháp này sau khi đã kết thúc bài thuyết minh tại mỗi đối tượng tham quan và sau khi dành thời gian cho khách tự xem xét, tìm hiểu, khi họ có những nghi vấn, thắc mắc. Hướng dẫn viên sẽ làm rõ những vẩn đề mà khách quan tâm bằng cách trao đổi trực tiếp với khách.

Khi sử dụng phương pháp này, đòi hỏi hướng dẫn viên phải có kiến thức phong phú khơng chỉ về điểm tham quan mà cần tới cả kiến thức tổng họp để giải đáp cho khách.

Đây là phương pháp hay, hướng dẫn viên thường hay sử dụng trong hoạt động hướng dẫn tham quan, gây được hứng thú cho đồn khách. Vì thơng qua hoạt động này, khách du lịch được tham gia trực tiếp vào công việc tham quan, khơng có cảm giác gị bó, nhàm chán.

4.4. Phương pháp diễn thị

Là phương pháp kết hợp giữa việc kể bằng lời và tái tạo bằng hình ảnh các sự kiện xảy ra tại điểm tham quan. Phương pháp này thường được sử dụng tại các bảo tàng, điểm tham quan chiến trường xưa.

Khi sử dụng phương pháp này hướng dẫn viên sẽ giúp cho đồn khách của mình hiểu rõ về đối tượng tham quan.

Trong thực tế có các cách diễn thị sau đây: + Diễn thị bằng hình ảnh như xem phim, ảnh.

+ Diễn thị bằng mơ hình như mơ hình trận đánh, mơ hình về quá trình phát triển. + Diễn thị ước lượng: Bản đồ, sơ đồ.

Hướng dẫn viên cần biết cách kết hợp hài hịa q trình chỉ dẫn, thuyết minh và tái tạo hình tượng khơng nên để có sự tách rời.

Trong q trình hướng dẫn tham quan, ngồi việc áp dụng phương pháp hướng ™ kỏr. trôn Vnr/tnrr <4ãn viÂn rần án dnnơ môt sô thủ nhán nhăm tăn2 hiêu ouả của

buổi tham quan và sự hứng thú cho du khách. Một trong những phương pháp đó là dừng lại đe ngắm đối tượng tham quan mà không thuyết minh.

Đây là một thủ pháp thông minh được hướng dẫn viên sử dụng với những đối tượng tham quan gây được ấn tượng và cảm xúc mạnh khi mới nhìn thấy lần đầu tiên như những điểm thiên nhiên đẹp, những cơng trình kiến trúc độc đáo hay tồn cảnh của một đối tượng tham quan nhìn từ trên cao.

Phương pháp này được thực hiện như sau: Khi có mặt tại điểm tham quan, công việc đầu tiên hướng dẫn viên cần thực hiện là hướng dẫn xem xét đối tượng tham quan. Tuy nhiên, đứng trước một phong cảnh đẹp hay một kiến trúc độc đáo, hầu hểt các du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp khi vừa nhìn thấy, cho nên sau khi chỉ cho khách thấy đối tượng tham quan, cách tốt nhất là hướng dẫn viên nên dừng lại không thuyết minh để cho khách du lịch tự chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp đó. Sau khi để khách chiêm ngưỡng trong một khoảng thời gian nhất định đối tượng tham quan, có được những cảm xúc của riêng mình, điều mà khách mong đợi nhất ở hướng dẫn viên lúc này là lời giới thiệu về điểm tham quan. Tại thời điểm này, bài thuyết minh của hướng dẫn viên được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và có ý nghĩa nhất đối với khách du lịch. Thông thường, hướng dẫn viên dành thời gian cho khách chiêm ngưỡng đối tượng tham quan này là khoảng từ 7 đến 10 phút tùy thuộc vào từng đối tượng tham quan.

Hướng dẫn viên cũng cần chú ý tới các tác động của ngoại cảnh trong quá trình hướng dẫn tham quan tại một điểm như: tiếng ồn, ánh nắng, sự xuất hiện của những đối tượng tham quan hấp dẫn hơn. Bởi các tác động này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động hướng dẫn tham quan của hướng dẫn viên. Chính vì vậy, người hướng dẫn cần có một số biện pháp khắc phục nhằm giảm bớt các tác động trên.

Ví dụ: Neu gặp tiếng ồn lấn át cả lời thuyết minh, hướng dần viên nên dừng lại trong giây lát để tiếng ồn qua đi rồi mới tiếp tục thuyết minh.

Ví dụ: Trong trường họp hướng dẫn viên đang hướng dẫn tham quan tại một điểm nhưng bất ngờ xuất hiện một đối tượng tham quan khác hấp dẫn hơn thu hút toàn bộ sự chú ý của khách. Tốt nhất lúc này hướng dẫn viên nên chuyển sang giới thiệu cho du khách đôi nét về đối tượng tham quan mới này rồi sau đó đưa khách trở về với đối tượng tham quan ban đầu. Neu hướng dẫn viên xử lý tình huống đó như vậy sẽ làm hài lịng du khách. Bởi vì có rất nhiều đối tượng tham quan khơng có trong chương trình tham quan của đồn mà xuất hiện bất ngờ gây sự tị mị và thích thú thực sự cho những du khách chưa bao giờ được thấy những đối tượng tham quan đó như đám ma, đám rước, đám cưới.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)