PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT CƠNG NGHỆ XỬ LÝ PHÙ HỢP CHO KCN HÀM KIỆM
3.3 XUẤT QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XỬ LÝ
Dựa trên việc phân tích lưu lượng, thành phần nước thải, yêu cầu mức độ xử lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho KCN như sau:
BỂ PHẢN ỨNG POLYMER MÁY ÉP BÙN
MÁY THỔI KHÍ bùn tuần hồn
BỂ LẮNG II BỂ TRUNG GIAN BỒN LỌC ÁP LỰC BỂ KHỬ TRÙNG BỂ CHỨA BÙN SÂN PHƠI BÙN BỂ TRỘN BỂ LẮNG I BỂ ĐIỀU CHỈNH pH BỂ AROTANK H2SO4, NaOH PAC, NaOH CHƠN LẤP MÁY THỔI KHÍ SONG CHẮN RÁC
THIẾT BỊ LƯỢC RÁC TINH
BỂ ĐIỀU HỊA
HỐ THU ĐẦU VÀO & TRẠM BƠM
HỐ THU
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình cơng nghệ phương án 1 3.3.2 Thuyết minh quy trình cơng nghệ phương án 1
Nước thải từ các cơ sở sản xuất trong KCN Hàm Kiệm II sẽ tự chảy về hố thu của nhà máy xử lý nước thải theo đường ống chính. Nước thải trước khi đi vào hố thu đi qua song chắn rác để loại bỏ những loại rác thơ để bảo vệ bơm trong hố thu. Nước thải từ hố thu được luân phiên bơm bằng 2 bơm chìm lên thiết bị lược rác tinh. Thiết bị này dùng để tách các loại rác, đá, sỏi cĩ kích thước lớn hơn 1,5mm ra khỏi nước thải.
Nước thải sau khi tách rác đi vào bể điều hịa. Bể điều hịa cĩ nhiệm vụ điều hịa lưu lượng và hàm lượng chất thải trong nước thải đi vào nhà máy, đồng thời hạn chế vi sinh kị khí phát triển do cĩ gắn các đĩa phân phối khí. Nước thải từ bể điều hịa được bơm qua hệ thống xử lý hĩa học bằng 2 bơm chìm.
Trên đường ống dẫn vào bể keo tụ thì nước thải được châm NaOH để nâng pH của nước thải lên khoảng 9,2 - 9,7. Với pH cao thì kim loại nặng sẽ chuyển sang dạng hidroxit khơng tan. Nước thải tiếp tục đi vào bể keo tụ tại đây chất keo tụ FeCl3 được thêm vào để giúp quá trình keo tụ các hidroxit kim loại. Tiếp theo nước thải đi vào bể phản ứng và sự cĩ mặt của chất trợ keo tụ là một loại polymer anion để tiếp tục làm tăng kích thước và trọng lượng bơng cặn tạo thuận lợi cho quá trình lắng tiếp theo.
Sau bể phản ứng là bể lắng sơ cấp (lắng I) các chất kết tủa lắng xuống đáy bể, dưới đáy bể cĩ hệ thống cào bùn vào trung tâm đáy bể hình nĩn và được 2 bơm bùn luân phiên định kì bơm về bể nén bùn.
Nước sau khi ra khỏi bể lắng I sẽ được điều chỉnh pH thích hợp trước khi tự chảy tự chảy về bể Aerotank. Ở đây khí được cung cấp nhờ các đĩa phân phối khí giúp cho quá trình hịa tan oxy được hiệu quả. Mục đích giai đoạn này là dựa vào hoạt động phân hủy của vi sinh vật làm giảm lượng hữu cơ trong nước thải cũng như làm đơng tụ các chất thải dưới dạng keo lắng. Sinh khối vi sinh vật tăng lên đồng thời, hàm lượng chất hữu cơ giảm đi.
Sau đĩ nước tự chảy về bể lắng thứ cấp (bể lắng II), bể lắng II cĩ nhiệm vụ giúp cho việc lắng tách bùn hoạt tính và nước thải đã được xử lý, bùn lắng phần lớn được bơm tuần hồn lại bể Aerotank, lượng bùn dư được bơm vào bể nén bùn.
Để đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột A, ta tiến hành lọc lại nước thải sau khi lắng. Do đĩ nước thải sau lắng II cho chảy vào bể chứa trung gian. Bể chứa trung gian cĩ nhiệm vụ điều hịa lưu lượng trước khi bơm lên bể lọc áp lực. Quá trình lọc xảy ra nhờ lớp áp lực nước phía trên vât liệu lọc, giữ lại những cặn lơ lửng và kết tủa chưa lắng ở các cơng trình trước. Sau một thời gian hoạt động, ta tiến hành rửa ngược bể lọc. Nước sau rửa lọc được đưa về bể điều hịa và thực hiện quá trình xử lý tiếp theo.
Nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận phải cho qua bể khử trùng (khử trùng bằng NaOCl) nhằm loại bỏ các vi trùng gây bệnh.
Mục đích của việc xử lý bùn là để ổn định khối lượng bùn thải, khử nước để làm giảm thể tích bùn. Bùn được bơm từ 2 bể lắng để phân hủy . Bùn sau đĩ được bơm về máy ép bùn, trộn lẫn với 1 loại Polymer Cation để giúp bùn kết vĩn lại và tăng hiệu quả tách loại nước. Nước tại máy ép bùn được bơm ngược về hố thu.