3.2 Phân tích các tình hình tài chính theo chiều ngang và chiều dọc
3.2.1.2 Tình hình tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, hệ số hao
Bảng 3.1: Tình hình tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, hệ số hao mòn
Đvt : 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
1.Tổng tài sản 55,783,029 70,925,325 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 37332739 61,852,557 3.Nguyên giá tài sản cố định 26,030,035 29,120,776 4.Giá trị hao mòn tài sản cố định 9,375,482 13,120,980 5.Tỷ suất đầu tư (5)=(3)/(1) 47.2% 41.06% 6.Tỷ suất tài trợ (6)=(2)/(3) 141.79% 212.40% 7.Hệ số hao mòn (7)= (4)/(3) 35.61% 45.00% Căn cứ vào kết quả tính tốn trên, ta thấy:
- Trong năm 2008, tỷ suất đầu tư là 47.2%. Trong khi đó, năm 2009, tỷ suất này là 41.06%, cho thấy năm 2009 cơ cấu tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ lệ thấp hơn năm 2008.
- Tỷ suất tự tài trợ năm 2008 là 141.79%, nhưng đến năm 2009 con số này tăng lên gấp rưỡi, 212.4%. Nguyên nhân của việc tăng tỷ suất này là do trong năm 2009 Cơng ty đã hồn tất việc góp vốn pháp định. Mặc dù nguyên giá của TSCĐ tăng thêm 2,790,741 ngàn đồng, do Cơng ty đang trong q trình đầu tư mở rộng hệ
thống kho bãi, tỷ suất tự tài trợ vẫn tăng do mức tăng vốn chủ sở hữu tăng cao hơn so với mức tăng TSCĐ. Tỷ suất tự tài trợ ở mức 212.40% thể hiện Công ty chỉ cần sử dụng một phần vốn chủ sở hữu cho đầu tư xây dựng cơ bản.
- Hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2008 là 35.61%, năm 2009 là 45%. Cả hai con số này đều nhỏ hơn 100% và ở mức có thể chấp nhận được. Nhưng có một vấn đề cần chú ý ở đây. Xét trên cơ sở lý thuyết, hệ số hao mòn năm 2009 cao hơn năm 2008 cho thấy tài sản cố định của Công ty đã lỗi thời và cần được thay mới. Tuy nhiên, thực tế, trong năm 2009, do nguyên giá của tài sản được thay mới có mức tăng thấp hơn so với giá trị hao mòn lũy kế (10.60% so với 39.95%) dẫn đến hệ số hao mòn năm 2009 cao hơn năm 2008. Cho nên kết quả tính tốn trên là bình thường.