BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tcct_so_7_compressed_1 (Trang 31 - 33)

SẢN XUẤT XANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀ MỤC TIÊU MÀ CƠNG TY THUỐC LÁ SÀI GỊN ĐÃ VÀ ĐANG KHÔNG NGỪNG HƯỚNG TỚI. TRONG NHỮNG NĂM QUA, CÙNG VỚI VIỆC ĐỔI MỚI DÂY CHUYỀN, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG, CÔNG TY THUỐC LÁ SÀI GỊN LN QUAN TÂM ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI, KHÍ THẢI, HIỆN ĐẠI, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG. HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI THOLANDER (CỘNG HỊA LIÊN BANG ĐỨC) CƠNG SUẤT THIẾT KẾ 60.000M3/H LÀ CƠNG NGHỆ HIỆN ĐẠI XỬ LÍ MÙI SẢN XUẤT THUỐC LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM.

l TRANG ĐỖ

Trong sản xuất thuốc lá tại các công đoạn chế biến dùng nguồn phụ trợ là hơi nước như gia ẩm, gia liệu, trương nở, sấy, phun hương; dưới tác động của nhiệt độ các hoá chất trong bản thân thuốc lá như tar, nicotine… các phụ gia, hương liệu thêm vào trong quá trình chế biến sẽ bốc hơi và theo dịng khơng khí ẩm thốt ra môi truờng gây ô nhiễm mùi. Để xử lý mùi cho các công đoạn sản xuất phát sinh mùi của dây chuyền sợi 6 tấn/giờ, Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý mùi Tholander (Cộng hịa liên bang Đức) cơng suất thiết kế 60.000m3/h. Đây là cơng nghệ hiện đại xử lí mùi sản xuất thuốc lá bằng phương pháp sinh học đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam.

Phương pháp khử mùi sinh học dựa trên nguyên lý phân hủy các chất gây mùi bằng vi sinh là phương pháp hiện đại ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới do có nhiều ưu điểm: hiệu suất

lọc khử mùi cao, ít tiêu hao năng lượng, chi phí vận hành bảo trì hệ thống thấp và đặc biệt không gây ra các tác nhân phụ làm ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác cần phải giải quyết.

Theo đó, khí thải mang mùi phát sinh tại các công đoạn chế biến sợi được thu gom vào đường ống DN900, nối từ Phân xưởng Sợi về hệ thống xử lý mùi trung tâm với lưu lượng khí thải 60.000 m3/giờ.

Trước tiên, dịng khí được dẫn vào thiết bị lọc sơ cấp gồm nhiều vòi phun nước kết hợp với các màn chắn nhằm loại bỏ phần lớn bụi và một phần nhiệt độ khí thải đầu vào. Sau khi ra khỏi thiết bị lọc sơ cấp sẽ đi tiếp vào bộ lọc làm mát, cấu trúc của thiết bị này cũng gồm các vòi phun kết hợp với các giá thể tán nước. Dịng khí đi qua lọc làm mát được dẫn ngược dòng từ dưới lên, trong khi nước kết hợp hóa chất (NaOH 30%) để trung hịa tính axit của dịng khí được phun tưới từ trên xuống, các giá thể trong thiết bị có cơng dụng tán nước thành những giọt nhỏ làm tăng hiệu quả hấp thu chất thải và giảm nhiệt độ xuống 35 - 400C cùng tăng ẩm trước khi đi vào bể lọc sinh học.

Từ bộ lọc làm mát dịng khí được dẫn vào bể lọc sinh học, phân tán đều dưới đáy bể với diện tích khoảng 200 m2, đi qua lớp vật liệu lọc liệu sinh học trở thành khí sạch để hịa vào mơi trường. Các tác nhân gây ra mùi có trong dịng khí thải trước xử lý đã được phân hủy

thành các dưỡng chất, khí CO2 và nước ni sống cho vi sinh của vật liệu lọc. Vật liệu lọc đồng thời cũng là giá thể cho vi sinh bám dính và phát triển, trở thành bộ phận quan trọng trong cả hệ thống.

Sau khi hệ thống đi vào hoạt động, kết quả quan trắc khí thải mang mùi sau hệ thống xử lý đều nằm dưới ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT cột

B và QCVN 20:2009/BTNMT cột B. Kết quả đạt được qua các kì giám sát hết sức khả quan khi các chỉ tiêu trong khí thải như nicotine, NH3, H S, xylen, styren đều đạt theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh lao động và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải cơng nghiệpn

Bể lọc sinh học - TLSG từ trên cao

Một phần của tài liệu tcct_so_7_compressed_1 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)