Tỉ lệ tái loét trong các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân (Trang 48 - 50)

Tác giả n ặc điểm vết loét Tỉ lệ tái loét (%)

1 năm 2 năm 3 năm 5 năm

Connor [40] 83 BCTKNB 33 42 55 66 Apelqvist [20] 558 BCTKNB + mạch máu 34 61 70 Uccioli [137] 69 I 33 C 36 BCTKNB 43 I 27 C 58 Chantelau [39] 41 I 26 C 15 BCTKNB + mạch máu 59 I 42 C 87 Dargis [43] 145 I 56 C 89 BCTKNB 48 I 30 C 58 I: can thiệp (giày dép chỉnh hình), C: nhóm chứng (khơng can thiệp).

Bệnh nhân có tiền căn tái lt càng nhiều thì nguy cơ tái loét càng cao Connor [40] chia 2 nhóm: nhóm có tỉ lệ tái phát cao hơn (H) khi có ≥ 3,5 lần loét trên 1 chân trong 10 năm và nhóm có tỉ lệ tái loét thấp hơn (L) khi có < 3,5 lần loét trên 1 chân trong 10 năm, thấy rằng nhóm H có tỉ lệ tái loét rất cao sau 1 năm là 64%, sau 3 năm 92%, sau 5 năm 88% và sau 8 năm là 100%, so với nhóm L có tỉ lệ tái lt ít hơn lần lƣợt theo thời gian là 13%, 34%, 56% và 56%.

Can thiệp bằng giày chỉnh hình có thể làm giảm tái loét chân khoảng 50%. Uccioli và cộng sự [137] cho thấy tỉ lệ tái loét sau 1 năm là 58% ở nhóm khơng mang giày chỉnh hình so với tỉ lệ giảm còn phân nửa (27%) ở nhóm mang giày chỉnh hình. Chantelau và cộng sự [39] cho thấy sau 2 năm nhóm khơng sử dụng miếng lót giày có tỉ lệ tái loét cao hơn (87%) so với nhóm sử dụng (42%).

Nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tái loét. Mantey và cộng sự [87] NC so sánh nhóm bệnh nhân có ít nhất tái loét 2 lần với nhóm chỉ có loét 1 lần trong 2 năm, thấy rằng ngƣời bị tái lt có kiểm sốt ĐH kém hơn, BCTKNB nặng hơn,

BĐMCD nhiều hơn, uống lƣợng rƣợu bia nhiều hơn và chậm ghi nhận các triệu chứng ở bàn chân. Connor và cộng sự [40] cịn ghi nhận ngồi những yếu tố trên, nguy cơ tái loét cao cịn liên quan đến đàn ơng sống 1 mình, mang giày dép khơng đúng cách, khơng chăm sóc và tự kiểm tra bàn chân.

Cập nhật phân loại mới phân tầng nguy cơ bàn chân ĐTĐ: phân loại WIfI (Wound, Ischemia and foot Infection) của Hiệp hội Phẫu thuật mạch máu Hoa kỳ [92].

Phân loại này phân tầng nguy cơ dựa vào 3 yếu tố chính ảnh hƣởng đến nguy cơ đoạn chi và xử trí lâm sàng: vết loét, hẹp tắc mạch và nhiễm trùng.

- Phân độ vết loét: đƣợc phân từ độ 0 đến độ 3 dựa trên kích thƣớc, độ sâu, độ nặng và độ khó của lành vết loét.

- Mức độ hẹp mạch: hẹp mạch đƣợc định nghĩa khi ABI < 0,8 và chia làm 4 mức độ: độ 0 với ABI ≥ 0,8, độ 1: 0,6-0,79, độ 2: 0,4-0,59, độ 3: ≤ 0,39 Khi ABI không đo đƣợc do canxi hóa thành mạch thì sử dụng đo huyết áp ngón chân cái hoặc đo áp lực oxy qua da để đánh giá hẹp mạch.

- Mức độ nhiễm trùng: áp dụng bảng phân loại nhiễm trùng của Hiệp hội bệnh nhiễm trùng của Mỹ (IDSA) đã đƣợc trình bày ở phần trên.

Dựa vào sự đánh giá kết hợp bộ 3 này sẽ giúp tiên lƣợng nguy cơ đoạn chi theo 4 mức: rất thấp, thấp, trung bình và cao. Ví dụ WIfI 221: bệnh nhân có độ loét 2, hẹp mạch độ 2 và nhiễm trùng mức 1 có nguy cơ cao đoạn chi.

1.4. Tình hình NC loét chân và đoạn chi ở Việt Nam:

Tỉ lệ loét chân và đoạn chi đƣợc báo cáo trong các NC tại các bệnh viện chuyên khoa trong nƣớc rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm dân số NC.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)